Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Bán hóa chất Acid acetic - CH3COOH

Công ty môi trường đoàn gia phát chuyên bán hóa chất Acid acetic - CH3COOH giá rẻ và sỉ giá thành tốt nhất hiện nay - hoa chat xu ly nuoc thai.

  • xử lý nước thải tòa nhà
  • xử lý nước thải giết mổ
  • Mô hình quản ý nguồn nước bị ô nhiễm trên sông thị vải

Axit axetic được gọi là axit ethanoic là một hợp chất hữu cơ gồm công thức hóa học CH3CO2H (cũng viết là CH3COOH). Là một chất lỏng không màu khi không pha loãng cũng được gọi là acid acetic băng. Axit axetic là thành phần chính của dấm (ngoài nước), và có một hương vị chua và mùi hăng đặc biệt. Nó chủ yếu được sản xuất như là một tiền thân của polyvinylacetate và cellulose acetate. Mặc dù nó được phân loại như là một axit yếu , axit axetic đậm đặc ăn mòn, và tấn công da.

Axit axetic là một axit cacboxylic đơn giản nhất . Nó là thuốc thử hóa học và hóa chất công nghiệp, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất của cellulose acetate chủ yếu cho phim ảnh và polyvinyl acetate gỗ keo , cũng như và các loại vải sợi tổng hợp. Trong hộ gia đình, pha loãng axit axetic thường được sử dụng trong đại lý tẩy cặn . Trong ngành công nghiệp thực phẩm , acid acetic được sử dụng theo mã phụ gia thực phẩm E260 là một điều chỉnh độ chua và như một thứ gia vị. Là một phụ gia thực phẩm được phê chuẩn để sử dụng trong EU, Hoa Kỳ  và Úc và New Zealand.

Nhu cầu toàn cầu của axit acetic là khoảng 6,5 triệu tấn mỗi năm (Mt / a), trong đó khoảng 1,5 triệu tấn / được đáp ứng do tái chế, phần còn lại được sản xuất từ hóa dầu . nguyên liệu [9] Là một thuốc thử hóa học, các nguồn sinh học acid acetic được quan tâm nhưng nói chung không cạnh tranh. Giấm là acid acetic loãng, thường được sản xuất bằng cách lên men.

Mô hình quản lý nguồn nước bị ô nhiễm trên sông thị vải

Nhờ áp dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi trường nước, sáng nay bà Võ Niệm Tường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết đã đưa thử nghiệm chương trình giám sát các nguồn nước thải vào sông thị vải từ đó sẽ có những khắc phục, đo được nồng độ và tỉ lệ thủy sinh.... xử lý nước thải như thế nào cho khoa học nhất.
  • xử lý nước thải thủy sản
  • xử lý nước thải dệt nhuộm
  • Nhà máy gây ô nhiễm ở Quảng Ninh bị đình chỉ
Bằng việc áp dụng chương trình mô phỏng, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai sẽ dễ quản lý, phát hiện và xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm trên sông Thị Vải; có thể đánh giá chính xác nguồn thải nào có nguy cơ gây ô nhiễm cao, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý, bảo vệ chất lượng nước. Chương trình còn giúp tỉnh đánh giá được khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông Thị Vải để xác định vị trí xả thải ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.


Theo bà Tường, trong nhiều năm Công ty Vedan xả nước thải trái phép ra sông Thị Vải, khiến nước sông bị ô nhiễm nặng. Sau khi phát hiện ra sự việc (năm 2008), chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khôi phục chất lượng nước sông Thị Vải. Trong 8 năm qua, Đồng Nai đã triển khai quan trắc nước mặt tăng cường trên sông Thị Vải với 7 vị trí quan trắc, đồng thời quan trắc đối với các nguồn nước mặt khác đổ vào sông (các chi lưu) gồm: Sông Gò Gia, suối Trầu, suối Le, rạch Bà Ký, rạch Miễu, cống Lò Rèn nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm từ các nguồn tác động ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Thị Vải. Tiến hành kiểm soát nguồn thải đổ vào sông Thị Vải, đặc biệt từ Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, Khu công nghiệp dệt may bằng cách lắp quan trắc tự động 24/24 kết hợp quan trắc định kỳ hàng tháng. Giám sát các nguồn thải lớn xả thải ra sông Thị Vải (kiểm soát điểm nóng Vedan với tần suất 6 tháng/lần) đồng thời theo dõi chất lượng nước thải tại 3 cống xả của Công ty Vedan qua 3 hệ thống quan trắc nước thải tự động được truyền dữ liệu liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai. Ngoài ra, Đồng Nai cũng hạn chế đầu tư một số ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các khu công nghiệp gần sông Thị Vải như sản xuất giấy, bột giấy, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su chưa sơ chế, sản xuất hóa chất cơ bản, thuộc da, sơ chế, nhuộm da.

Các số liệu quan trắc nước mặt trên sông Thị Vải trong vài năm qua cho thấy, chỉ số chất lượng nước WQI (Water Quality Index) đều có giá trị chất lượng từ 86 – 89, nằm trong khung chỉ tiêu chất lượng tốt, ổn định. Chất lượng nguồn nước như trên đảm bảo cho công tác bảo tồn động vật, thực vật, thủy sinh và có thể sử dụng để cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, nguy cơ nước sông Thị Vải bị ô nhiễm là rất lớn, việc triển khai chương trình mô phỏng quản lý môi trường trên sông Thị Vải là giải pháp mới, cần thiết. Sau kiểm chứng mô hình này ở sông Thị Vải, nếu phù hợp Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai sẽ đề xuất nhân rộng ra những sông khác trên địa bàn tỉnh.

Nhà máy gây ô nhiễm ở Quảng Ninh bị đình chỉ

Theo như phán ánh của báo chí về việc doanh nghiệp tư nhân Anh Đức xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư. Quảng Ninh lập đoàn kiểm tra phát hiện những sai phạm và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời gian bị tạm ngừng hoạt động trước 30/5.

  • Xử lý nước thải xi mạ
  • Xử lý nước thải khách sạn
  • Toàn tỉnh bến tre phát động người dân dự trữ nguồn nước

Sau khi khắc phục xong, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo cơ quan chức năng; Thành phố Uông Bí, Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra thực tế tại hiện trường có sự chứng kiến của khu phố nơi doanh nghiệp hoạt động. Nếu đảm bảo đúng yêu cầu, Sở Tài nguyên Môi trường sẽ báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét việc tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp.

UBND thành phố Uông Bí chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường giám sát chặt chẽ việc dừng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và triển khai các biện pháp khắc phục tại nhà máy.

Trước đó, tháng 4/2014, UBND thành phố Uông Bí đã xử phạt hành chính Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức 35 triệu đồng vì vi phạm xây lắp không đúng công trình xử lý nước thải dẫn đến nước giặt vỏ bao của dây chuyền tái chế nhựa chảy tràn ra môi trường. Đồng thời, thành phố Uông Bí cũng yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức khẩn trương xây bịt các cửa xả có nguy cơ chảy tràn nước thải ra môi trường; xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải, thực hiện vệ sinh công nghiệp và thu gom xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong khu vực sản xuất theo đúng quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình trạng xả thải ra môi trường vẫn tiếp diễn.

Toàn tỉnh bến tre phát động người dân dự trữ nguồn nước.

Để có nguồn nước sinh hoạt và phòng trống thiên tại do hạn hán do tự nhiên tác động nên toàn tỉnh bến tre kêu gọi người dân có ý thức dự trữ nước ngọt dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Kinh phí sẽ do Mặt trận tổ quốc ủng hộ những gia đình có chính sách khó khăn, hộ nghèo. Xây dựng các nơi lưu trữ nước ngọt trong thời kì mùa mưa.

  • xử lý nước thải sinh hoạt
  • xử lý nước thải bệnh viện
  • 70 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được vớt



Dịp này, các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ 5,6 tỉ đồng để hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre mua dụng cụ chứa nước; trong đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam ủng hộ 1,6 tỉ đồng, Quỹ hỗ trợ phòng chống thiên tai miền Trung ủng hộ trên 1,3 tỉ đồng; Công ty Xổ số kiến thiết Bến Tre 1 tỉ đồng...

Đợt hạn, mặn vừa qua đã gây thiệt hại cho tỉnh Bến Tre trên 1.400 tỉ đồng. Hạn mặn đã khiến 20 ngàn ha lúa trên địa bàn tỉnh bị mất trắng, hơn một triệu cây giống bị chết, hàng ngàn ha vườn cây ăn trái đặc sản bị thiếu nước tưới, dẫn đến giảm năng suất.

Tỉnh Bến Tre hiện có trên 44.000 hộ nghèo thiếu nước sinh hoạt do không có đủ dụng cụ trữ nước mưa, nước ngọt.