Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Phân tích đồng thời các kháng sinh họ FLUORQUINOLONE

Là một trong những đề tài về quy trinh xử lý nước thải sinh hoạt theo công nghệ cao - Phân tích đồng thời các kháng sinh họ FLUORQUINOLONE  được các nhà khoa học đánh giá cao về tư duy của chủ đề môi trường. Hotline : 0917080011

  • Một số kết quả bước đầu về tác động của hoạt động khai thác ve biển ninh thuận

Fluoroquinolone là một nhóm thuốc kháng khuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiễm trùng ở ngƣời và động vật đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Trong môi trƣờng tự nhiên thì nƣớc và bùn lắng là những nơi đầu tiên tiếp nhận các chất quinolone khi chúng xâm nhập vào môi trƣờng. Do đó việc xây dựng một phƣơng pháp phân tích Fluoroquinolone trong nƣớc và bùn lắng bằng thiết bị sắc kí lỏng hiệu năng cao ghép nối đầu dò UV (HPLC – UV) có độ chính xác cao phù hợp với trang thiết bị hiện có của phòng thí nghiệm môi trƣờng – Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng TP.HCM là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng phƣơng pháp phân tích Fluoroquinolone bằng HPLC – UV có độ nhạy, độ ổn định và độ tin cậy cao. Hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp từ 83 – 112 % (đối với mẫu nƣớc) và 60 – 96 % (đối với mẫu bùn lắng) đạt yêu cầu đối với lĩnh vực phân tích các kháng sinh Fluoroquinolone ở hàm lƣợng vết trong mẫu môi trƣờng.
Fluoroquinolone là một trong những nhóm kháng sinh tổng hợp hóa học có khả năng khuếch tán tốt trong mô bào, nhanh chóng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn thông qua sự ức chế tổng hợp AND, do đó đƣợc dùng phổ biến và hiệu quả cho cả ngƣời và động vật. Bên cạnh hiệu quả chữa bệnh nhóm kháng sinh này có thể gây các tác dụng phụ nhƣ gây đột biến nhiễm sắc thể, gây rối loạn phát triển xƣơng, sụn [1, 2], có thể tồn tại trong thịt các vật nuôi dùng làm thực phẩm và ngoài môi trƣờng, gây nên sự phát triển các dòng vi khuẩn kháng thuốc, khó khăn cho điều trị cả ngƣời và vật nuôi; đặc biệt chúng rất bền vững trong bùn đất cũng nhƣ môi trƣờng nƣớc. Do đó, thông tƣ số 15/2009/TT-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2009 cấm sử dụng QNs trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và Bắc Mỹ; enrofloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin trong thú y; hạn chế sử dụng enrofloxacin, ciprofloxacin (dƣ lƣợng tối đa 100 ng.g-1). Đã có nhiều phƣơng pháp xác định Fluoroquinolone: phƣơng pháp đo phổ hu nh quang [3], phƣơng pháp trắc quang vùng UV-VIS [4], phƣơng pháp điện hóa [5], phƣơng pháp sắc kí với các loại đầu dò UV [6], hu nh quang [7] và khối phổ (MS). Các phƣơng pháp phổ đo phổ hu nh quang, phƣơng pháp trắc quang, điện
hóa có độ chọn lọc không cao, mỗi lần chỉ đo đƣợc một chất, trong khi đó với sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) ngƣời ta có thể xác định đồng thời nhiều Fluoroquinolone do khả năng tách rất mạnh của hệ sắc kí. Tuy không thể so sánh với HPLC kết nối với MS (một phƣơng pháp phân tích lí tƣởng do độ chọn lọc và độ nhạy cao). HPLC dùng đầu dò tử ngoại hoặc hu nh quang lại mang tính ứng dụng cao do sự phổ biến của các hệ sắc kí này trong các phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Đặc biệt là phù hợp với trang thiết bị hiện có của Phòng thí nghiệm môi trƣờng - Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng. 2.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Hóa chất Các chất chuẩn rắn Fluoroquinolone (norfloxacin, ciprofloxacin, lomefloxacin, danofloxacin, enrofloxacin, gọi là nhóm PQ) và (acid oxolinic, acid oxolinic, acid nalidixic và flumequine, nhóm AQ) đƣợc cung cấp bởi Phân viện Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Dung dịch có nồng độ 100 g.mL-1 đƣợc pha trong nƣớc cất 2 lần và đƣợc bảo quản trong tủ mát ở 4 oC. Các dung môi n-hexan, methanol và ammoniac, acid formic đều thuộc loại tinh khiết của Merck. Dung môi acetonitrile có độ tinh khiết dùng cho sắc kí lỏng của Labscan
Hệ thống sắc kí lỏng HPLC Dionex Ultimate 3000, Dionex Ultimate 3000 RS pump và đầu dò UV với hệ thống tiêm mẫu tự động sử dụng cột sắc kí AcclaimTM120 C18 5 μm × 4,6 x150 mm. Pha động có dung môi acetonitrile và đệm ammonium formate 0,2 % (pH 3,5). Chƣơng trình gradient pha động và bƣớc sóng trình bày trong Bảng 1. Ngoài ra còn có các thiết bị và dụng cụ khác nhƣ cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg, hệ thống lọc dung môi phù hợp với màng lọc có kích thƣớc lỗ 0,45 µm, máy ly tâm, bể siêu âm, máy vortex,…
Do tám chất khảo sát của đề tài đƣợc chia ra làm hai nhóm PQ và AQ nên khi khảo sát cũng khảo sát theo nhóm. Nhóm PQ sẽ bị lƣu giữ kém hơn nhóm AQ do ở pH khảo sát nhóm PQ tích điện còn nhóm AQ trung hòa điện. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy pha động gồm acetonitrile và nƣớc đƣợc sử dụng gần 60 % trong các nghiên cứu đã công bố. Thành phần acetonitrile thƣờng khá thấp từ 10†20 % đối với PQ và từ 25†50 % đối với AQ.  Nhiều hệ đệm đã đƣợc sử dụng nhƣ phosphate, oxalate, formate với pH khoảng 34 [1, 2, 3, 8]. Do mục tiêu đề tài là mở rộng ứng dụng của quy trình tách trên cột pha đảo với đầu dò MS nên chúng tôi chọn đệm dễ bay hơi là ammonium formate trong các khảo sát.
Đối với các Fluoroquinolone khảo sát trong đề tài có pKa(1) khoảng 6 nên pH đƣợc khảo sát trong vùng 3,0 đến 4,5. Ở các giá trị này các AQ hoàn toàn không mang điện tích trong khi các PQ thì triệt đƣợc điện tích âm trên nhóm carboxylic nhƣng vẫn mang điện tích dƣơng trên nhóm amine. Kết quả cho thấy tR tăng theo pH đối với mẫu 5 chuẩn PQ, riêng đối với mẫu 3 chuẩn AQ tR hầu nhƣ không đổi khi pH thay đổi (Hình 4). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây Nồng độ đệm là một yếu tố cần phải khảo sát trong quá trình tách sắc kí, nồng độ đệm quá thấp sẽ dẫn đến đệm năng thấp và độ lặp lại kém. Thông thƣờng nồng độ đệm thƣờng thấp hơn 100 mM [7]. Kết quả cho thấy nồng độ đệm tăng ảnh hƣởng không đáng kể đến sự lƣu giữ của AQ, đối với PQ thì khi nồng độ đệm tăng, tR tăng rõ rệt ở giai đoạn đầu (từ 0,1 lên 0,25) sau đó tăng không đáng kể. Sự gia tăng tR khi nồng độ đệm tăng đƣợc giải thích là do sự thay đổi độ phân cực của pha động, khi muối hòa tan trong dung dịch càng nhiều thì độ phân cực của pha động tăng lên, độ không phân cực giảm, khả năng cạnh tranh chất phân tích với pha tĩnh kém, dẫn đến lực rửa giải kém. PQ có tR thay đổi nhiều hơn AQ do các chất nhóm PQ lƣu giữ kém nên dễ bị tác động. Hệ số Rs của cặp mũi sắc kí LOME-DANO là bé nhất so với các cặp mũi sắc kí còn lại và đạt cực đại ở giá trị nồng độ HCOOH 0,25 % (Bảng 2). Chúng tôi chọn nồng độ đệm là 0,25 % để giảm thời gian lƣu, có Rs lớn nhất với cặp mũi sắc kí LOME-DANO đồng thời bảo đảm là đệm năng đủ lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét