Các rào cản trong truyền thông dựa vào cộng đồng ứng với biển đổi khí hậu ở vùng ven biển sông cửu long là chủ đề được giới thiệu tại tòa đàm chuyên xu ly nuoc thai của trung tâm nghiên cứu Đoàn Gia Phát . Truyền thông là hoạt động rất cần thiết nhằm thông tin và góp phần nâng cao tri thức, nhận thức, từ đó góp phần thay đổi hành vi trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phân tích đồng thời các kháng sinh họ FLUORQUINOLONE
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy, công tác truyền thông càng có vai trò cấp thiết. Trong nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu, truyền thông, với sự tƣơng tác xã hội đa chiều, vừa đƣợc xem là giải pháp lâu dài vừa là giải pháp ƣu tiên hàng đầu nhằm giúp các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng, hiểu biết các yếu tố, mối quan hệ phụ thuộc, các tác động, hệ quả của biến đổi khí hậu, và các biện pháp ứng phó, thích nghi, can thiệp vào quá trình biến đổi khí hậu tích cực và tìm kiếm các giải pháp thích hợp. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động trên vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể nhƣ thông tin truyền thông đến cấp cơ sở (cộng đồng/cấp xã) còn mơ hồ và chƣa đầy đủ, chƣa quan tâm đến mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của các đối tƣợng thu nhận thông tin, chƣa phân tích sự khác biệt về kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v. giữa các vùng khác nhau; vai trò của cộng đồng trong công tác truyền thông đại chúng và liên cá nhân vẫn còn thụ động; các rào cản khách quan về vị trí địa lí và địa hình, cơ sở vật chất lạc hậu. Vì vậy, xác định các rào cản trong truyền thông thích ứng biến đổi khí hậu tại các cộng đồng đóng vai trò cấp thiết không chỉ trong việc cải tiến công tác truyền thông mà còn giúp hƣớng tới xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả cho cộng đồng. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu mô hình truyền thông dựa vào các nhóm công chúng thích ứng biến đổi khí hậu tại ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, bài viết xác định các yếu tố làm hạn chế công tác truyền thông thích ứng biến đổi khí hậu tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long qua nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lƣu sông Mê kông là một trong khu vực đƣợc đánh giá dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) (bên cạnh lƣu vực sông Ganges ở Bangladesh và sông Nile ở Ai Cập). Cộng đồng sinh sống ở đây thƣờng xuyên phải hứng chịu tác động của các biểu hiện thời tiết cực đoan nhƣ gió lốc, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và sạt lở. Bên cạnh đó, tính tổn thƣơng của đối tƣợng này ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn do sự tập trung dân cƣ sinh sống tại các khu vực ven biển (8/13 tỉnh thành) và nguồn sinh kế của họ (nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản) phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết và tài nguyên [1]. Mục tiêu nâng cao nhận thức của ngƣời dân đƣợc xem là quan trọng và cấp thiết trong các chính sách giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện huy động những tiềm lực trong chính cộng đồng nhằm tăng khả năng thích ứng (adaptive capacity) trƣớc những thay đổi thời tiết bất thƣờng hiện nay và trong tƣơng lai. Truyền thông là hoạt động rất cần thiết trong việc thông tin và góp phần nâng cao tri thức, nhận thức trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là hoạt động đƣợc đánh giá mang tính lâu dài và ƣu tiên hàng đầu, với sự tƣơng tác xã hội đa chiều. Mục tiêu của truyền thông ứng phó biến đổi khí hậu nhằm giúp các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng, hiểu biết các yếu tố, mối quan hệ phụ thuộc, các tác động, hậu quả và các biện pháp ứng phó, thích nghi, can thiệp vào quá trình BĐKH tích cực và tìm kiếm các giải pháp thích hợp từ chính bản thân của cộng đồng. Truyền thông dựa vào cộng đồng có thể đƣợc xem xuất phát từ quan điểm truyền thông phát triển1khi mà mối quan tâm về các cộng đồng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng càng ngày chiếm ƣu thế bởi các quốc gia phát triển. Nhận thức đƣợc sự thất bại của các mô hình truyền thông truyền thống (chủ yếu do sự thiếu vắng sự tham gia của đối tƣợng đƣợc nhắm đến trong khi họ là đối tƣợng chính đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình hay mô hình mang lại và là đối tƣợng đƣợc mong đợi thay đổi hành vi bởi sự tác động của truyền thông), các nhà thực hành theo trƣờng phái truyền thông phát triển đã chuyển hƣớng tập trung vào chiến lƣợc truyền thông có sự tham gia của cộng đồng và mang tính phân quyền (decentralized and participation communication strategy) [2]. Một số đặc điểm cơ bản của truyền thông dựa vào cộng đồng là có sự hiện diện của cộng đồng với vai trò là ngƣời “chủ động” hơn là “bị động”, trong đó hai yếu tố chính là “đối thoại, chia sẻ thông tin, hiểu biết lẫn nhau và thỏa thuận, và hành động tập thể” và “sự thay đổi xã hội” dựa trên yếu tố thứ nhất có sự xác định rõ kết quả xã hội cũng nhƣ kết quả cá nhân [3].Truyền thông này bao gồm hai loại mô hình: phân tán2 và có sự tham gia3. Mặc dù hai loại này nghe có vẻ có sự đối nghịch nhau, khi xem xét ở góc độ tiếp cận “dựa vào cộng đồng”, hai mô hình này vẫn có thể bổ sung cho nhau khi quá trình tham gia của cộng đồng tạo nên các phản hồi cụ thể của địa phƣơng phục vụ cho nguồn thông tin đầu vào của mô hình phân tán [4]. Với nguyên tắc tham gia của cộng đồng, mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng còn đƣợc gọi với tên gọi khác là mô hình truyền thông có sự tham
gia dựa vào cộng đồng (Community-based Participatory Communication -CBPC). CBPC sử dụng đồng thời các hình thức mang tính truyền thống và hiện đại của truyền thông và công tác tổ chức, cho phép bảo vệ các giá trị truyền thống và văn hóa trong khi vẫn tiếp tục tích hợp những yếu tố mới. Với phƣơng thức vận hành nhƣ trên, CBPC tạo ra một môi trƣờng trao quyền cho các cá nhân hay các nhóm tự do trong ngôn luận về tình hình thực tế và để có những hành động thiết thực giải quyết các vấn đề của họ. Không tập trung quá nhiều vào việc phân tán và phổ quát thông tin, điểm nổi bật của CBPC là vai trò và vị trí của các thành viên hay còn đƣợc xem là các “diễn viên” tham gia đều bình đẳng trên cơ sở xây dựng lòng tin lẫn nhau, hay nói một cách khác, CBPC ủng hộ việc phân cấp và dân chủ, sự tham gia và đối thoại của công chúng, quan điểm diễn giải (interpretative), tiếp cận theo đƣờng ngang (horizonal), và từ dƣới lên (bottom-up) [5]. Một điểm cần chú ý, nghiên cứu của C. Rose và cộng sự tại UK (2005) cho thấy rằng các nhóm xã hội khác nhau có nhu cầu và mối quan tâm khác nhau, thậm chí có những nhóm có nhu cầu, mối quan tâm giống nhau nhƣng có thể có các cách giải quyết khác nhau do những điều kiện nhất định. Do đó, các mô hình truyền thông cần đƣợc thận trọng thực hiện tùy thái độ, động cơ, và hành vi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau [6]. Hiện nay, truyền thông dựa vào cộng đồng đƣợc áp dụng khá nhiều trong các dự án phát triển liên quan đến y tế, nông nghiệp, vệ sinh môi trƣờng, nƣớc sạch và biến đổi khí hậu trên thế giới. Một điều không thể phủ nhận là sự tác động của loại hình truyền thông này đóng góp một phần không nhỏ trong việc cải thiện chất lƣợng sống, giảm thiểu rủi ro, tăng tính chủ động và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, truyền thông liên quan đến công tác thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn mang tính tiếp cận “từ trên xuống” (top-down), thiếu sự nhất quán và hệ thống từ cấp trung ƣơng cho đến cấp cơ sở. Bên cạnh đó, phát hiện và khai thác nguồn lực tiềm năng từ chính cộng đồng thông qua sự tham gia vẫn chƣa đƣợc quan tâm và nghiên cứu sâu, từ đó dẫn đến tính thụ động của đối tƣợng đƣợc truyền thông thể hiện khá rõ nét. Chính vì vậy, từ quan điểm truyền thông dựa vào cộng đồng, bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu mô hình truyền thông dựa vào các nhóm công chúng thích ứng BĐKH tại ven biển ĐBSCL” thực hiện tại hai cộng đồng là xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau kết hợp với phân tích một số dữ liệu thứ cấp, xác định một số rào cản làm hạn chế công tác truyền thông thích ứng BĐKH tại các cộng đồng ven biển ĐBSCL.
Quá trình tiến hành xác định cộng đồng khảo sát, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp lập bản đồ tổn thƣơng cộng đồng (community vulnerability mapping) và lập bản đồ tài sản cộng đồng (community asset mapping) để chọn lựa cộng đồng nghiên cứu phù hợp. Các phân tích so sánh giữa các tỉnh ven biển, các huyện trong tỉnh, và các xã trong huyện đã đƣa đến chọn lựa cộng đồng xã Hiệp Thạnh và cộng đồng xã Đất Mũi là hai cộng đồng nghiên cứu thích hợp. 2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp định lượng và định tính Nhóm nghiên cứu đã cứu tiến hành cuộc khảo sát định lƣợng với tổng số mẫu là 206 hộ gia đình, trong đó 101 hộ ở Hiệp Thạnh và 105 hộ ở Đất Mũi. Khảo sát chia làm 2 đợt, lần đầu tiến hành vào tháng 10/2013 và lần thứ hai tiến hành vào tháng 6-7/2014. Trong đó, lần khảo sát thứ hai chủ yếu tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến sự thay đổi về thời tiết, khí hậu và hoạt động
truyền thông diễn ra giữa hai đợt nghiên cứu, đồng thời bổ sung một số thông tin lần thứ nhất còn thiếu. Nghiên cứu cũng tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm đại diện các tổ chức gồm nhà nƣớc, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ. Bên cạnh đó, 45 cuộc phỏng vấn sâu đối với các đại diện từ các cơ quan quản lí nhà nƣớc, các tổ chức truyền thông, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đại diện doanh nghiệp và quản lí cộng đồng, … Bên cạnh bảng hỏi hộ gia đình mà các thành viên đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp, những quan sát thực tế về sự phân bố dân cƣ, tình hình kinh tế, các quan hệ xã hội diễn ra trong cộng đồng dân cƣ, thực trạng xói lở đất, loa phát thanh địa phƣơng và hoạt động phát thanh,… cũng đã đƣợc nhóm nghiên cứu thực hiện quan sát, ghi chép. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 21 đối với phân tích các dữ liệu liên quan đến đến hoạt động truyền thông thích ứng BĐKH4 chủ yếu xoay quanh các trục thông tin: chủ thể truyền thông, đối tƣợng truyền thông, nội dung truyền thông, loại hình truyền thông, phƣơng pháp và cách thức truyền thông, phƣơng tiện hỗ trợ truyền thông, tiếp cận thông tin môi trƣờng và BĐKH của ngƣời dân, và hiệu quả truyền thông.
Truyền thông biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 158 QĐ/TTg ngày 02/12/2008, cụ thể là nhiệm vụ và giải pháp số 5 “Nâng cao đƣợc nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực”. Do vậy, hoạt động truyền thông BĐKH và thích ứng với BĐKH là nhiệm vụ chính trị của cơ quan các cấp. Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cũng nêu rõ phƣơng pháp tiếp cận là chú trọng đến cộng đồng địa phƣơng, đúc kết và phát huy các sáng kiến và kinh nghiệm tại địa phƣơng, phát huy tính chủ động của các ngành, các địa phƣơng và dựa vào các tổ chức hiện có của địa phƣơng. Do vậy, chủ trƣơng và cơ chế cho truyền thông dựa vào cộng đồng đều đã đầy đủ. Theo đó, các cấp đều đã xây dựng Văn phòng ứng phó biến đổi khí hậu và Ban phòng chống lụt bão tại các cấp. Tuy nhiên, trong cuộc thảo Ngoài các khó khăn về nguồn nhân lực, các khó khăn về kinh tế để vận hành các chƣơng trình truyền thông cũng là thách thức lớn. Cụ thể nhƣ sau: -Kinh phí thiết lập cơ sở hạ tầng truyền thông: Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng chung: Kết quả khảo sát tại hai cộng đồng ở Trà Vinh và Cà Mau cho thấy việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng chung cho công tác truyền thông vẫn hạn chế, các phƣơng tiện truyền thông chƣa đa dạng, chủ yếu sử dụng loa phát thanh. Tuy nhiên, số lƣợng loa phát thanh vẫn chƣa đáp ứng đƣợc khả năng cung cấp thông tin cho cộng đồng. Theo kết quả khảo sát đợt 1 vào tháng 10/2013 và kết quả cuộc thảo luận nhóm hộ dân và nhóm cán bộ xã ở Trà Vinh vào tháng 7/2014, 30 % hộ gia đình ở Trà Vinh vẫn chƣa tiếp cận đƣợc thông tin từ loa phát thanh, loa chỉ tập trung ở vùng dân cƣ tập trung. Tại Cà Mau, loa phát thanh đã bị hỏng và chƣa đƣợc sửa chữa mặc dù cộng đồng có nhu cầu nghe thông tin từ loa phát thanh và đều đồng tình rằng loa phát thanh là công cụ truyền thông hữu hiệu nhất. Đối với các điểm Internet công cộng cũng có sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu. Theo kết quả cuộc thảo luận nhóm cán bộ xã vào tháng 6-7/2014 tại hai xã, tại cộng đồng ở Trà Vinh chỉ có 2 điểm Internet, trong khi tại cộng đồng ở Cà Mau có 6 điểm Internet. Điều này cho thấy, bên cạnh những khó khăn về kinh phí cho việc đầu tƣ đƣờng truyền Internet, yếu tố về điều kiện địa lí cũng tác động lớn tới khả năng xây dựng hệ thống đƣờng truyền. Mặc dù cộng đồng ở Cà Mau bị ngăn cách với đất liền nhƣng cộng đồng lại sinh sống tập trung nên việc lắp đặt Internet thuận tiện hơn. Trong khi đó, tại cộng đồng ở Trà Vinh, dân cƣ sống phân tán, nhiều trƣờng hợp khoảng cách giữa các nhà là 1-2 km nên việc kéo cáp và lắp đặt Internet rất khó khăn và tốn kém.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, hai thiết bị truyền thông đƣợc sử dụng phổ biến trong cộng đồng là truyền hình (95 % số hộ đƣợc hỏi ở Trà Vinh và 94 % ở Cà Mau) và điện thoại di động (96 % ở Trà Vinh và Cà Mau). Tuy nhiên, tại hai địa bàn, hai thiết bị này đƣợc sử dụng cho mục đích công việc, giải trí và xem tin tức. Trong khi đó, các thiết bị thông tin nhƣ Internet và máy vi tính đƣợc đánh giá là một trong những công cụ hữu hiệu trong quan niệm truyền thông phát triển hƣớng vào cộng đồng nhằm tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc cung cấp thông tin môi trƣờng, thời tiết, khí hậu nhƣng tại hai địa bàn nghiên cứu Internet và máy vi tính còn khá xa lạ với ngƣời dân. Kinh phí trang bị tài liệu, phƣơng tiện hỗ trợ truyền thông cho nhóm truyền thông cộng đồng: từ cuộc thảo luận nhóm cán bộ xã và phỏng vấn sâu cán bộ Phòng chống lụt bão Xã Hiệp Thạnh vào tháng 07/2014, truyền thông BĐKH và thích ứng BĐKH là chủ đề khó hiểu và trừu tƣợng nên cần thiết phải trang bị các tài liệu bằng hình ảnh hỗ trợ cho từng thành viên nhóm truyền thông. Những tài liệu hình ảnh truyền thông cũng cần đầu tƣ thiết kế phù hợp với từng nhóm tiếp nhận thông tin truyền thông. Đây là một thách thức kinh tế lớn. Hiện tại, tại địa phƣơng những tài liệu truyền thông cũng rất hạn chế, chủ yếu truyền thông “chay” (hình thức thông tin dựa trên văn bản từ tỉnh hoặc huyện và chỉ sử dụng khẩu ngữ chỉ để thực hiện thông tin cho ngƣời dân).
Các yếu tố xã hội bao gồm cấu trúc dân cƣ, trình độ học vấn, giới tính, và nhận thức là những đặc điểm xã hội có tác động đáng kể đến hoạt động truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng thích ứng biến đổi khí hậu tại các cộng đồng ven biển của nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, mối quan hệ trong gia đình chủ yếu là mối quan hệ hạt nhân: gồm vợ chồng và con cái, với số lƣợng thành viên trung bình mỗi hộ là 4 ngƣời, số lƣợng hộ có từ 5 thành viên trở lên ở Cà Mau cao hơn Trà Vinh (Xem Hình 2). Nam giới đóng vai trò là chủ hộ gia đình rất phổ biến (tỉ lệ nam : nữ là chủ hộ ở Cà Mau là 85,7:14,3 và ở Trà Vinh là 84,2:15,8). Trong hầu hết các hoạt động xã hội nhƣ hội họp thƣờng nam đóng vai trò chủ đạo và, vì vậy, có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin (Hình 3). Những ngƣời cao tuổi và trẻ em cũng là những nhóm đối tƣợng có nhiều hạn chế trong tiếp cận thông tin.
Mức độ trao đổi thông tin giữa các cá nhân trong cả hai cộng đồng cũng cho thấy có sự khác biệt về mặt giới tính. Khi xem xét ở cả hai nhóm nam nữ, nam giới có xu hƣớng trao đổi thông tin nhiều hơn so với nữ giới, với 35 % ở mức khá thƣờng xuyên trở lên, và 29 % nam giới ít khi trao đổi trong khi đó tới 39 % nữ giới hiếm khi trao đổi (Xem Hình 3). Thông tin thời tiết trong nội dung trao đổi chiếm 67 % số ngƣời đƣợc hỏi tuy nhiên, tỉ lệ thƣờng xuyên trao đổi chỉ chiếm 12,6 %, tập trung chủ yếu vào nam giới, là những ngƣời có công ăn việc làm gắn liền với nghề biển, nuôi tôm. Yếu tố giới cũng đóng vai trò đáng kể trong việc tiếp cận loại hình thông tin. Ở hai cộng đồng, cả hai giới đều quan tâm đến tin tức địa phƣơng (82,5 %), tin tức quốc tế (61,7 %), phim ảnh (50,5 %), trong đó, tỉ lệ nữ có nhu cầu xem phim ảnh khá cao, đặc biệt là trên Đài truyền hình Vĩnh Long, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ quan tâm đến tin tức bảo vệ môi trƣờng rất thấp ở cả hai cộng động, trong đó Trà Vinh (8,9 %) cao hơn Cà Mau (1,9 %) (Hình 4). Tuy cả hai cộng đồng sống ven biển, có sinh kế gắn liền với điều kiện thời tiết nhƣ nuôi tôm và làm biển, nhƣng sở thích nghe và xem thông tin liên quan đến dự báo/tin tức thời tiết, khí hậu, thiên tai so với các chƣơng trình khác nhƣ tin tức chỉ đứng vị trí thứ 3, chiếm tỉ lệ 64,1 %. Hầu hết các hộ quan tâm đều có hoạt động sản xuất phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và các tin tức thu nhận chỉ mang tính chất chung chung đƣợc cung cấp từ truyền hình ở cấp trung ƣơng, chƣa có sự cụ thể hoá cho từng địa bàn, đặc biệt là khu vực ven biển; bên cạnh đó, sự chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan cũng còn hạn chế.
Trình độ học vấn cũng là một rào cản quan trọng trong quá trình truyền thông thích ứng biến đổi khí hậu. Phần lớn các cá nhân trong mẫu điều tra có trình độ học vấn dƣới trung học, tỉ lệ thất học ở trẻ em cao. Đặc biệt là ở Cà Mau, do điều kiện địa lí cách biệt và chi phí di chuyển khá cao, đồng thời, chỉ có trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, nên cũng làm hạn chế đến trình độ học vấn của dân cƣ, mức từ phổ thông trung học trở lên không đáng kể, trong đó trình độ phổ thông trung học chỉ chiếm 8,4 %, trung cấp nghề chỉ có 0,3 %, trình độ cao đẳng là 0,7 %, còn trình độ đại học có 1,2 %. Bên cạnh đó, mối quan tâm của cộng đồng đối với nội dung BĐKH chƣa thật sự đƣợc chú trọng, từ đó dẫn đến kiến thức và nhận thức về các tác động của BĐKH còn rất thấp. Đa phần ngƣời dân khi đƣợc hỏi về từ “biến đổi khí hậu” đều cho biết chƣa từng đƣợc nghe (58,7 %), gần 4 % cho biết là không nhớ; số còn lại có 13,6 % cho biết có thƣờng xuyên nghe, 18,9 % cho biết có thỉnh thoảng nghe, và 4,9 % có nghe nói đến vài lần. Mặc dù gần 40 % ngƣời trả lời có nghe đến thuật ngữ này, nhƣng khi đƣợc hỏi về ý nghĩa, 35,3 % ngƣời từng nghe đến BĐKH thừa nhận họ không biết ý nghĩa của khái niệm này (25 % ở Cà Mau và 42,9 % ở Trà Vinh). Còn lại những ngƣời từng nghe và thừa nhận có hiểu BĐKH thì cho biết các ý kiến khác nhau, trong đó BĐKH đƣợc hiểu là: các mùa thay đổi (25,9 %), nhiệt độ nóng lên bất thƣờng (20 %), thiên tai, lũ lụt nhiều hơn và thời tiết thất thƣờng (11,8 %). Điều này cho thấy sự lƣu trữ và xử lí thông tin về các vấn đề BĐKH của ngƣời tiếp nhận truyền thông từ các phƣơng tiện truyền thông khác nhau (đại chúng, buổi họp, tập huấn, v.v.) chƣa mang lại hiệu quả. Qua các cuộc phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nguyên nhân chủ yếu đƣợc cho do nội dung truyền thông về BĐKH còn chung chung, hiện nay đang lồng ghép với các vấn đề thời sự khác dẫn đến hiện tƣợng phân tán thông tin. BĐKH qua cách hiểu của cộng đồng là: hiệu quả, năng suất mùa màng, đánh bắt giảm, dự báo thời tiết đúng, giữ môi trƣờng sạch, môi trƣờng bị ô nhiễm, phá rừng không có cây xanh, xuất hiện nhiều bệnh dịch, v.v..
Bên cạnh một số yếu tố về chính trị, kinh tế, và xã hội tác động lớn đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động truyền thông, yếu tố văn hoá của cộng đồng cũng đóng góp một phần không nhỏ, chẳng hạn nhƣ hoạt động sinh hoạt cộng đồng mang tính văn hoá, tín ngƣỡng ở tại địa phƣơng, sở thích và nhu cầu xem tin tức… Khảo sát tại hai cộng đồng cho thấy, thành phần dân tộc khá giản đơn với 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, trong đó ngƣời Kinh chiếm đại đa số với 98,5 % ở Đất Mũi và 99,8 % ở Hiệp Thạnh. Bên cạnh đó, hầu hết cƣ dân đều không có hoạt động mang tính đặc trƣng riêng biệt về tôn giáo, với 94,1 % không theo tôn giáo nào, số ít còn lại theo Phật giáo (5,2 %), Thiên chúa giáo (0,6 %), và Cao Đài giáo (0,1 %). Vì vậy, hầu hết hoạt động văn hóa cũng nhƣ các buổi sinh hoạt cộng đồng gắn liền với văn hoá ngƣời Kinh và đƣợc sử dụng bằng ngôn ngữ Kinh. Sở thích trong việc tiếp nhận nguồn thông tin cũng nhƣ loại hình giải trí cũng là những yếu tố cản trở không nhỏ đến hoạt động tiếp cận và tiếp nhận thông tin ứng phó BĐKH. Ngƣời dân thích xem/nghe tin tức địa phƣơng (55,3 % ở Cà Mau và 64,3 % ở Trà Vinh), nhƣng chủ yếu qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng là chủ yếu, đặc biệt là thông qua kênh cung cấp thông tin truyền hình, đây cũng là kênh đƣợc đánh giá thuận tiện nhất từ quan điểm của hộ gia đình (có đến 95 % ngƣời tham gia trả lời rằng thƣờng nghe/xem ở truyền hình). Sau tin tức địa phƣơng, ngƣời dân hầu nhƣ dành thời gian cho các chƣơng trình văn nghệ. Vì vậy, thời gian dành cho việc tiếp nhận các thông tin BĐKH cũng hạn hẹp. Các nguồn cung cấp thông tin đại chúng phát triển khá đa dạng với các loại hình nhƣ truyền hình, loa phát thanh, radio, v.v., theo đó tính thụ động và phụ thuộc rất lớn loại hình này chiếm ƣu thế. Còn lối tiếp cận mang tính liên cá nhân tại cộng đồng vẫn mang tính từ trên xuống (từ các cuộc họp, từ các buổi tuyên truyền…). Bên cạnh đó, nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu khá chung chung, thậm chí mang tính học thuật, vì vậy khi tiếp cận với ngƣời dân, tính hiệu quả trong nâng cao nhận thức của họ không thật sự đạt kết quả. Tuy đàn ông thƣờng đóng vai trò chủ hộ và có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, nhƣng do thói quen sinh hoạt trong gia đình, việc trao đổi thông tin giữa các thành viên rất hạn chế, một phần do ảnh hƣởng bởi sự phân công lao động, một phần do mối quan tâm chia sẻ loại thông tin BĐKH không đƣợc chú trọng. Xem truyền hình không chỉ là thói quen, sở thích ở nhiều hộ gia đình, mà đây cũng là nguồn truyền thông đƣợc đánh giá là thuận tiện nhất (Hình 5).
xuống. Một số rào cản về chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa là những tác nhân làm hạn chế hiệu quả truyền thông dựa vào cộng đồng. Mặc dù Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã khẳng định sự cần thiết trong việc phát huy tính chủ động và chú trọng đến các sáng kiến và kinh nghiệm cộng đồng, các cơ quan ban ngành và các tổ chức hiện có của địa phƣơng, hiện nay vẫn thiếu cơ chế và các hƣớng dẫn cụ thể cho công tác này dẫn đến sự lúng túng trong công tác thực hiện ở cấp chính quyền địa phƣơng và ở ngay chính cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động truyền thông nói riêng và các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu nói chung là cần thiết nhằm tìm kiếm, phát huy nguồn lực từ chính trong xã hội. Chính vì vậy, các rào cản liên quan đến kinh tế, xã hội và văn hoá cần phải đƣợc ƣu tiên quan tâm và có những nghiên cứu sâu rộng hơn để xây dựng các biện pháp dài hạn thích ứng biến đổi khí hậu cũng nhƣ tìm ra các giải pháp truyền thông hiệu quả dựa trên nguồn lực sẵn có.