Theo tin tức môi trường mới nhất nhận được tình trạng khai thác nước ngầm trái phép ở Đak Lak ngày càng suy giảm - cần phải kịp thời ngăn chặn - xử lý nước thải theo công nghệ nước sạch.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lăk, hiện trên địa bàn tỉnh có 204.000 ha cà phê, trong đó các công trình thủy lợi chỉ đảm bảo nguồn nước tưới cho 133.000 ha, diện tích cà phê còn lại trên 71.000 ha tưới bằng các giếng đào và trên 5.000 giếng khoan, các dòng suối tự nhiên. Trong vài năm trở lại đây, do biến đổi của khí hậu, mùa mưa ở Tây Nguyên đến muộn hơn, lượng mưa cũng ít hơn, trong khi đó, mùa khô đến sớm hơn, nắng nóng nhiều hơn làm cho nhiều công trình thủy lợi, giếng đào, sông suối cạn kiệt nước. Nghiêm trọng hơn, tài nguyên nước ngầm do nông dân khai thác quá mức nên ngày càng suy giảm.
Xem thêm : Quảng trị dầu vốn cục suốt mấy ngày liền
Ngay trong năm nay, mới đầu tháng 3 mà mực nước ngầm ở các địa phương như Cư M’gar, Krông Búk, Ea Kar và ven thành phố Buôn Ma Thuột đã bị tụt sâu xuống từ 6 - 10 mét. Cụ thể, nhiều hộ trồng cà phê ở các huyện Cư M’gar, Krông Búk… sau khi đào giếng có độ sâu từ 25 - 30 mét bơm tưới cà phê đã cạn kiệt lại tiếp tục thuê thợ khoan sâu xuống lòng đất hoặc khoan ngang dưới đáy giếng để tìm nguồn nước lấy nước cứu cho các vườn cà phê, nhưng không xin phép các đơn vị chức năng.
Gia đình ông Nguyễn Hồng Phúc ở xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar) có 1,5 ha cà phê kinh doanh, sau khi hai giếng đào (mỗi giếng có độ sâu 25 mét) cạn khô nước, ông thuê thợ tiếp tục khoan chung quanh đáy giếng sâu thêm 50 mét để tìm nguồn nước tưới cho cà phê. Ông Đồng Văn Đông ở thôn 16, xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) có 4 giàn khoan giếng, chuyên đi khoan giếng thuê cho biết, bình quân mỗi tháng, anh nhận khoan 4 giếng cho các hộ gia đình trên địa bàn các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar. Mỗi giếng khoan có độ sâu từ 40 - 50 mét mà có nước, anh sẽ được thanh toán 20 triệu đồng, còn đối với các giếng có độ sâu từ 60 - 70 mét, giá tiền từ 30 triệu đồng/giếng trở lên.
Trưởng phòng Tài nguyên nước - Khí tượng thủy văn (Sở Tài nguyên - Môi trường Đắk Lắk) Dương Đình Hoành cho hay, theo Luật Tài nguyên nước, người dân, tổ chức muốn khoan giếng nước ngầm lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Thế nhưng, việc khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm tại địa phương khó quản lý, khó kiểm soát, chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm còn hạn chế, các địa phương chưa quan tâm đến việc khai thác nguồn nước ngầm nên càng làm cho tài nguyên nước ngầm thêm suy giảm nghiêm trọng.
Thiết nghĩ, Đắk Lăk cần tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Tài nguyên nước sâu rộng đến đồng bào các dân tộc, các tổ chức để người dân có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, khai thác nguồn nước ngầm theo đúng pháp luật; đồng thời, xử lý nghiêm đối với những hộ gia đình, tổ chức cố tình vi phạm nhằm góp phần hạn chế tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét