- Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu phần 1
Tổng chất rắn lơ lửng: Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong nên hàng năm nhận được tải lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về, do đó hàm lượng TSS ghi nhận ở mức cao. Trong mùa lũ, hàm lượng TSS tăng cao trên 100 mg/l (đợt quan trắc tháng 7) thường gấp 5-10 lần so với mùa nước kiệt (đợt quan trắc tháng 3 và 5). Ghi nhận có hiện tượng bất thường về hàm lượng TSS tại điểm cách đầu nguồn 70 km của nhánh sông Hậu đợt quan trắc tháng 5 cao hơn so với trung bình cùng kì 5,4 lần. Điều này có liên quan đến hiện tượng vượt ngưỡng của chỉ tiêu amoni và phosphate chỉ ghi nhận được tại đây. Lượng chất thải rắn từ nội đồng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước sông Hậu đợt quan trắc tháng 5 tại điểm cách đầu nguồn 70 km.
Sắt tổng hòa tan: trong khoảng 0,06-0,23 mg/l, đều ở mức thấp so với quy định QCVN 08:2008 cột A2 (<1,0 mg/l). Vào mùa khô hàm lượng sắt tổng hòa tan ghi nhận được thấp hơn so với mùa mưa. Tuy nhiên ghi nhận hiện tượng ngược lại trong năm 2013, hàm lượng sắt tổng hòa tan mùa mưa (đợt tháng 7) giảm thấp rất nhiều so với trung bình cùng kì. Trong mùa khô biến động hàm lượng sắt tương đương trung bình cùng kì. Hàm lượng sắt giảm dần về phía hạ lưu, riêng đợt tháng 7 tại điểm cách đầu nguồn 70 km có hàm lượng sắt cao nhất tại cả 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu do ảnh hưởng rửa trôi của lượng phèn vùng nội đồng.
Silicate là một trong những yếu tố để phát triển tảo khuê tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi thủy sản. Hàm lượng silicate năm 2013 có sự biến động bất thường so với cùng kì nhiều năm, giảm rất thấp trong đợt tháng 3 nhưng tăng rất cao khi lưu lượng nước thượng nguồn bắt đầu tăng ở đợt tháng 5 và 7. Hàm lượng silicate năm 2013 thường tăng dần về hạ lưu.
3.1.1. Diễn biến các thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ
Oxy hòa tan (DO): Với đặc thù chế độ dòng chảy trên nhánh sông Tiền khá mạnh nên mức độ xáo trộn cũng như các quá trình trao đổi chất xảy ra trên nhánh sông này cao hơn so với nhánh sông Hậu. Hàm lượng oxy hòa tan thuộc nhánh sông Tiền ghi nhận được cao hơn so với sông Hậu trong tất cả các đợt khảo sát năm 2013. Vào tháng mùa khô (đợt tháng 3 và 5) hàm lượng DO đều thấp hơn so với trung bình cùng kì, nhánh sông Hậu có DO giảm thấp hơn hoặc vừa xấp xỉ GHCP 4 mg/l tương tự như năm 2012 cho thấy áp lực ô nhiễm ở nhánh sông Hậu trong mùa nước kiệt đang có chiều Hướng vượt ngưỡng sức tải môi trường. Đợt quan trắc tháng 7 có DO tăng cao hơn trung bình cùng kì đạt 5,8-7,5 mg/l do năm 2013 có lũ lớn.
Nhu cầu oxy hóa học (COD): dao động từ 1,6-6,7 mg/l đều chƣa vượt mức quy định theo QCVN 08:2008 cột A2 (15 mg/l). COD đợt tháng 3 xấp xỉ trung bình cùng kì, trong khi đợt tháng 5 và tháng 7 thường thấp hơn có ý nghĩa so với trung bình cùng kì do lưu lượng nước đổ tăng cao trong năm lũ lớn.
3.1.2. Diễn biến các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng
Amoni (NH4-N): giá trị hầu như thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 cột A2 (0,2 mg/l). Hàm lượng amoni cao tại nhánh sông Hậu trong đợt quan trắc tháng 3 và ghi nhận ô nhiễm hữu cơ tại điểm giữa nguồn (amoni 0,21 mg/l), tuy nhiên mức độ ô nhiễm giảm so với trung bình cùng kì ở 16/18 lƣợt quan trắc năm 2013.
Nitrite (NO2-N): hàm lượng nitrite vượt GHCP 0,2 mg/l với 3/6 lƣợt quan trắc tại nhánh sông Hậu trong 2 đợt tháng 3&5 mùa nước kiệt, tương đồng với diễn biến giảm của lượng oxy hòa tan cho thấy sự suy giảm sức tải môi trường. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra cục bộ, hàm lượng nitrite có xu Hướng giảm so với trung bình cùng kì chiếm 15/18 lƣợt quan trắc.
Hàm lượng nitrate ghi nhận được qua các đợt khảo sát năm 2013 từ 0,07-0,95 mg/l đều trong giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008 cột A2. Không ghi nhận được xu Hướng biến động theo không gian và thời gian so với trung bình cùng kì.
Nồng độ phosphate hầu hết thấp hơn GHCP theo QCVN 08: 2008 cột A2. Ghi nhận một trường hợp vượt GHCP tại điểm giữa nguồn sông Hậu đợt tháng 3 là 0,021 mg/l cùng với sự gia tăng bất thường hàm lượng TSS.
Quan trắc và cảnh báo chất lượng nước các vùng dọc sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra
3.1.3. Diễn biến các thông số vi sinh
Coliform vượt GHCP (<5.000 MPN/100ml) ở 15/18 (83 %) lƣợt quan trắc tại nguồn nước ngọt sông Tiền, Hậu trong năm 2013. Lượng coliform ở mức 46.000-90.000 MPN/100ml trong đợt quan trắc tháng 5 khi lưu lượng nước bắt đầu gia tăng. Lượng coliform biến động lớn giữa các điểm quan trắc từ 400-460.000 MPN/100ml trong đợt tháng 3 và tháng 7. Không ghi nhận sự tương quan giữa số lượng coliform và tổng vi khuẩn hiếu khí (TVKHK).
công ty môi trường etc chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét