Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu

Đề tài xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu - Quan trắc và cảnh báo chất lượng nước các vùng dọc sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra

  • Qui trình xử lý nước thải thủy sản

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngọt sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra thâm canh cho thấy có sự suy giảm chất lượng môi trường ở cả hai dòng sông này vào giai đoạn mùa khô nhưng vào mùa mưa thì chất lượng nước tốt hơn nhiều. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt được ghi nhận phổ biến vì hàm lượng coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần. So với trung bình cùng kì nhiều năm, hàm lượng amoni có xu Hướng giảm ở hầu hết các đợt quan trắc. Sự chênh lệch COD giữa thượng nguồn và hạ nguồn không cao trên cả hai nhánh sông cho thấy khả năng tự làm sạch của dòng sông còn khá tốt. Đánh giá chất lượng nguồn nước theo Chỉ số chất lượng nước thủy sản nước ngọt, hầu hết các điểm quan trắc chất lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu ở mức “Phù hợp” chiếm 39 % (7/18), mức “Tốt” chiếm 45 % (8/18).
Từ khoá: cá tra, chỉ số chất lượng nước thuỷ sản nước ngọt, ô nhiễm, sông Hậu, sông Tiền.
1. MỞ ĐẦU
Nghề nuôi cá tra hiện nay đã phát triển ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên sản lượng chính của nuôi cá tra tập trung ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Việc đầu tƣ nuôi cá tra vẫn chủ yếu ở dạng tƣ nhân, nuôi cá tra ở quy mô nhỏ vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, kích cỡ ao nuôi biến động lớn từ một ao (< 1,0 ha) đến nhiều ao (lên đến 150 ha). Thời gian qua việc phát triển nuôi cá tra khá nhanh và chƣa có quy hoạch phát triển lâu dài vì vậy cũng đã phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm như cách chăm sóc quản lí, chất lượng con giống, quy hoạch nuôi ở từng địa phương không phù hợp, chất lượng thức ăn, yêu cầu của thị trường và sự suy thoái môi trường [1]. Vì vậy, việc tính toán quy hoạch nghề nuôi cá tra cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp khác cần lưu ý đến những tác động xấu của nguồn thải của các ngành nghề đối với sông Tiền và sông Hậu [2]. Ô nhiễm hữu cơ có thể được xem như là một trong các nguyên nhân làm nghề nuôi thủy sản không bền vững. Chất lượng nước khảo sát từ năm 2005-2012 cho thấy các nguồn thải khác nhau đang gây ô nhiễm hữu cơ cục bộ các vùng dọc sông Tiền và sông Hậu mặc dù mức độ ô nhiễm chƣa đến mức báo động [3, 4]. Tuy nhiên, ngoài nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến cá tra, hệ thống sông Tiền, Hậu cũng đã và đang tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các hoạt động khác như sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.
Chương trình quan trắc môi trường nước ngọt của Bộ NNPTNT tiếp tục được thực hiện trong năm 2013 với mục tiêu thu thập dữ liệu môi trường nền, đánh giá tác động và sự biến động môi trường nước liên quan đến nghề nuôi cá tra giúp cho các cơ quan quản lí trong công tác quản lí và chỉ đạo. Kết quả nghiên cứu là nền tảng khoa học để đánh giá hiện trạng môi trường, dự đoán diễn biến trong tương lai và giúp cho các nhà quản lí tìm ra các giải pháp thích hợp cho việc quy hoạch nuôi cá tra bền vững đối với các tỉnh dọc theo sông Tiền, sông Hậu.


2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian, địa điểm thu mẫu và các thông số quan trắc

2.1.1. Thời gian khảo sát: thực hiện 3 đợt khảo sát vào tháng 3, tháng 5 và tháng 7.

2.1.2. Địa điểm thu mẫu: có 6 vị trí chia đều trên 3 mặt cắt là đầu nguồn, cách đầu nguồn khoảng 70 km và cách đầu nguồn khoảng 150 km.
2.1.3. Các thông số quan trắc

Bao gồm 16 chỉ tiêu: nhiệt độ, độ mặn, pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, NH4-N, NO2-N, NO3-N, PO4-P, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), silicat, COD, Fe tổng hòa tan, tổng vi khuẩn hiếu khí và coliform.
Thời điểm thu mẫu: Nhằm đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp cho khu vực nuôi cá tra thâm canh, mẫu được thu vào thời điểm nước lớn (2/3 nước lớn đến đỉnh triều) trong vòng 3 ngày quanh đỉnh triều cƣờng của đợt quan trắc.
Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu: Mẫu nước được thu bằng Bathometer ở giữa sông, cách mặt nước 1,0 m và tránh xa nơi nghi ngờ có sự ô nhiễm sinh hoạt và công-nông nghiệp bằng cách thu phía trên dòng chảy trước khi đến nguồn ô nhiễm. Cố định mẫu theo quy trình chuẩn và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích [5].
Phương pháp phân tích: pH, độ mặn, nhiệt độ, DO, độ kiềm được đo tại hiện trường. Các
chỉ tiêu còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm theo TCVN và tiêu chuẩn của Mỹ [6].

2.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường nước

2.2.1. Đánh giá hiện trạng, xu hướng theo QCVN

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường căn cứ vào các giá trị giới hạn cho phép (GHCP) theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) về chất lượng nước mặt [7].
Đánh giá xu Hướng biến động của từng thông số quan trắc dựa vào so sánh với trung bình cùng kì (giai đoạn từ năm 2005-2012) và trung bình theo mùa (mùa mưa hoặc mùa khô các đợt quan trắc định kì).

2.2.2. Sử dụng chỉ số chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản

Bên cạnh việc đánh giá chất lượng môi trường nguồn nước dựa vào từng thông số quan trắc, với mục tiêu đánh giá tổng thể chất lượng môi trường nước của tất cả các thông số quan trắc, chỉ số chất lượng nước thủy sản (CSCLNTS) được sử dụng nhằm đánh giá nhanh sự phù hợp của nguồn nước cấp cho nuôi trồng thủy sản. Báo cáo này áp dụng 9 thông số để tính CSCLNTS nguồn nước ngọt vùng nuôi cá tra bao gồm: PO4-P, DO, NH4-N, pH, độ kiềm, SiO3, NO3-N, COD, NO2-N [8].
Công ty môi trường etc chuyên xử lý nước thải số 1 tại việt nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét