- Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng điện phân
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc về các phƣơng pháp và cơ sở tính toán về một số giá trị môi trƣờng chính nhƣ đã trình bày ở trong bảng 2, nghiên cứu này tiếp tục đề xuất quy trình các bƣớc tính toán cụ thể, các số liệu thu thập và điều tra cần thiết để tính toán một số giá trị môi trƣờng chính của rừng ngập mặn. Do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ các số liệu thực tế, nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết và mới chỉ xây dựng quy trình lƣợng hóa cho một số giá trị môi trƣờng quan trọng chính ở Việt Nam, đó là: (1) giá trị bảo vệ bờ biển, (2) giá trị tích lũy carbon và (3) giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
3.3.1. Quy trình lượng hóa giá trị bảo vệ bờ biển Theo phương pháp chi phí ngăn ngừa thiệt hại: đƣợc tính bằng những thiệt hại tiềm tàng do thiên tai gây ra tác động đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa, khu canh tác nông nghiệp trong giả định không có rừng ngập mặn. Bƣớc 1: lựa chọn khu vực nghiên cứu Bƣớc 2: xác định các đối tƣợng mà rừng ngập mặn bảo vệ Bƣớc 3: điều tra khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu về khả năng bảo vệ của rừng ngập mặn với những khu đó. Ví dụ, rừng ngập mặn bảo vệ đƣợc bao nhiêu m2 nhà khỏi sóng biển và bão hằng năm, bao nhiêu ha nuôi trồng thủy sản, bao nhiêu ha đất nông nghiệp… Thu thập số liệu khí tƣợng thủy văn: Số liệu về tần suất xảy ra hiện tƣợng thời tiết cực đoan, tần suất xảy ra các trận bão thông thƣờng, tần suất xảy ra các trận bão lớn (cấp 10,11,12), tần suất xảy ra sóng thần. Điều tra về giá nhà trung bình trong khu vực (giá trung bình cho mỗi m2 nhà), giá trung bình của một ha thủy sản, một ha đất nông nghiệp… Bƣớc 4: đánh giá khả năng bảo vệ của rừng ngập mặn tƣơng ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan Để xác đánh giá khả năng bảo vệ của rừng ngập nặm tƣơng ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, cần phải sử dụng các số liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu trong quá khứ và sử dụng phƣơng pháp chuyên gia. Từ các chuỗi số liệu trong quá khứ, các chuyên gia sẽ đánh giá khả năng bảo vệ của rừng ngập nặm trƣớc các trận bão, sóng thần hay sự dâng lên của nƣớc biển. Bƣớc 5: tính toán các giá trị bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn tƣơng ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
Nhận xét: Độ chính xác của kết quả tính toán giá trị bảo vệ bờ biển theo phƣơng pháp này phụ thuộc chủ yếu vào sự chi tiết của các số liệu điều tra về khu vực bị ảnh hƣởng, cũng nhƣ sự nhận định và đánh giá của các chuyên gia về khả năng bảo vệ của rừng ngập mặn ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan khác nhau. Theo phương pháp chi phí thay thế: dựa vào việc so sánh giá trị bảo vệ bờ biển của một dải hoặc khu rừng ngập mặn với giá trị của đê biển có cùng tác dụng bảo vệ bờ biển.
Bƣớc 1: lựa chọn khu vực nghiên cứu
Bƣớc 2: thu thập số liệu Số liệu về công trình đê biển: chiều dài tuyến đê, kinh phí xây dựng, chi phí bảo dƣỡng hàng năm… Số liệu về rừng ngập mặn, đặc trƣng của rừng ngập mặn nhƣ: diện tích, chiều dài loài cây ngập mặn, chiều cao trung bình, bề rộng vành đai rừng ngập mặn….
Bƣớc 3: tính toán giá trị bảo vệ của rừng ngập mặn Chi phí tu bổ sửa chữa của 1km đê trong trƣờng hợp không có rừng ngập mặn bảo vệ: A (VNĐ/km/năm) Chi phí tu bổ sửa chữa của 1km đê trong trƣờng hợp không có rừng ngập mặn bảo vệ: B (VNĐ/km/năm) Tổng chiều dài tuyến đê rừng ngập mặn bảo vệ: d (km)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét