Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ ở bình dương

Công ty hóa chất xử lý nước thải Đàon gia Phát đưa ra giải pháp về Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ ở bình dương và đề xuất giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm đó là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng
  • báo cáo giám sát môi trường
  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường 2015
Đề tài đã khảo sát 117 cơ sở gốm sứ, từ đó chọn ra 20 cơ sở thuộc 3 quy mô: lớn, trung bình và nhỏ của làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng để lấy mẫu và đánh giá hiện trạng môi trƣờng.  Kết quả cho thấy khí CO và bụi từ các lò nung gốm sứ dùng củi cùng với nguồn nƣớc thải sản xuất chứa hàm lƣợng các chất ô nhiễm nhƣ BOD5, COD, SS, và coliform cao là những nguồn ô nhiễm chủ yếu của ngành sản xuất gốm sứ.  Nhiều biện pháp để ngăn ngừa, quản lí và công nghệ xử lí ô nhiễm ngành gốm sứ đƣợc đề xuất có thể áp dụng vào thực tế để quản lí và kiểm soát các nguồn ô nhiễm này. 
Những năm vừa qua, các làng nghề ở nhiều vùng nông thôn nƣớc ta phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng. Bên cạnh việc phát triển các làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Do sự phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trƣờng ở các làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.  Báo cáo số 1603/BC - STNMT - CCBVMT ngày 2 tháng 6 năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trƣờng tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng cho thấy chất thải từ các làng nghề cùng với chất thải của dân cƣ đã làm cho các kênh rạch chảy qua các làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay bị ô nhiễm hữu cơ (hàm lƣợng COD vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,5 - 3 lần, hàm lƣợng NH3 - N vƣợt quy chuẩn từ 2 - 4 lần ). Môi trƣờng không khí tại các làng nghề sản xuất gốm sứ hiện nay đã bị ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi trong môi trƣờng không khí tại các làng nghề này vƣợt quy chuẩn QCVN 05: 2009/BTNMT từ 1,5 đến 2 lần. Mặc dù các cơ sở, nhà máy gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng không lớn nhƣng do nằm xen kẽ trong khu dân cƣ, không tập trung thành điểm, cụm nhƣ các địa phƣơng khác nên hoạt động của làng nghề này gây những tác động không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ trong khu vực.  
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại 142 cơ sở gốm sứ tại tỉnh Bình Dƣơng và sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: - Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu; - Phƣơng pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học;  - Phân tích chi phí - lợi ích; - Phƣơng pháp chuyên gia; - Phƣơng pháp thống kê: xử lí số liệu thu thập đƣợc bằng phần mềm Excell. 
Hiện nay Bình Dƣơng có khoảng 174 sơ sở gốm sứ, thu hút 6361 lao động, giá trị sản lƣợng 586,365 tỉ đồng/ năm. Đây cũng là nghề truyền thống của các huyện, thị xã phía Nam Bình Dƣơng; tập trung chủ yếu ở thị xã Thủ Dầu Một 24 cơ sở; thị xã Thuận An 70 cơ sở; huyện Tân Uyên 69 cơ sở; huyện Bến Cát 11 cơ sở. Tháng 11/2012 nhóm đề tài đã tiến hành khảo sát 142 cơ sở gốm sứ thuộc làng nghề Bình Dƣơng, trong đó 117 cơ sở hoạt động bình thƣờng, 12 cơ sở đã ngƣng sản xuất và 13 cơ sở không cho vào khảo sát. Từ kết quả khảo sát cho thấy vài năm trở lại đây xu thế sử dụng lò gas để nung sản phẩm đã tăng mạnh, do các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lƣợng cao và đồng đều, tỉ lệ thành phẩm cao. Thải lƣợng các chất ô nhiễm trong khí thải sản xuất cũng đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, thải lƣợng nƣớc thải không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trƣớc; một phần do quy mô sản xuất tăng trong khi nƣớc thải vẫn không đƣợc xử lí trƣớc khi thải vào môi trƣờng. Bên cạnh đó các chất thải rắn nhƣ tro củi, gạch ngói vỡ và các loại gốm phế phẩm hầu hết không đƣợc thu gom, chôn lấp.   
 Nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động đến môi trƣờng tự nhiên  Bụi phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu (đất, cao lanh...) và bụi tro phát sinh từ khói lò.  Khí thải của các lò nung gốm có chứa các loại khí có hại nhƣ CO, SO2, NOx, HF..., trong đó, khí CO, bụi từ các lò nung đốt củi gây ô nhiễm môi trƣờng không khí nếu không xử lí. Bên cạnh đó lƣợng nhiệt phát sinh từ quá trình đốt lò thủ công bằng củi cũng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí xung quanh. Nguồn nƣớc thải phát sinh chính của các cơ sở gốm sứ là nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải sản xuất. Lƣợng nƣớc thải này chứa hàm lƣợng chất ô nhiễm nhƣ BOD5, COD, SS, và coliform cao. Do không đƣợc xử lí mà thải trực tiếp vào môi trƣờng nên đã nƣớc thải này góp phần làm tăng ô nhiễm hữu cơ môi trƣờng nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm khu sản xuất và khu vực lân cận. Bên cạnh đó các chất thải rắn nhƣ tro củi, gạch ngói vỡ và các loại gốm phế phẩm không  đƣợc thu gom, chôn lấp mà đổ bừa bãi vào góc vƣờn hoặc xếp xung quanh hàng rào trong mỗi gia đình gây không khí ngột ngạt, chật chội, làm tắc nghẽn các dòng chảy.
Ô nhiễm môi trƣờng làm giảm sức hút đối với du lịch, làm giảm lƣợng khách du lịch và dẫn đến các thiệt hại về kinh tế. 3.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu và xử lí ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề gốm sứ 3.2.1. Giải pháp quản lí 3.2.1.1. Giải pháp về thể chế, chính sách, tăng cƣờng tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng Giải pháp về thể chế, chính sách Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững: bao gồm: - Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển ngành sản xuất gốm sứ, gắn với công tác BVMT; - Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất gốm sứ vay vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lí nƣớc thải, khí thải, và chất thải rắn; - Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” cho các cơ sở gốm sứ nhằm xếp loại các cơ sở, nhà máy theo hƣớng BVMT, phát triển bền vững. 
Tăng cƣờng tổ chức thực thi pháp luật BVMT làng nghề gốm sứ - Chi cục BVMT cần xây dựng kế hoạch giám sát môi trƣờng định kì ở một số nhà máy gốm sứ điển hình ở địa phƣơng để có số liệu đánh giá diễn biến môi trƣờng làng nghề gốm sứ;  - Sở Tài nguyên & Môi trƣờng cần hƣớng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã cách lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lƣợng các chất ô nhiễm trong khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn của các cơ sở sản xuất gốm sứ; - Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế nhƣ phí BVMT đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề gốm sứ; - Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các quy chuẩn môi trƣờng để nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề gốm sứ; - Tăng cƣờng thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trƣờng làng nghề gốm sứ. 3.2.1.2. Giải pháp về tổ chức - Xây dựng các mô hình trình diễn để chuyển giao công nghệ sản xuất mới, công nghệ xử lí chất thải gốm sứ; từ đó nhân rộng ra cho các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình trong làng nghề. - Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng, xử lí nghiêm khắc và triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng tại làng nghề gốm sứ. 
- Lấy quản lí cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lí môi trƣờng làng nghề gốm sứ, vì tại cấp xã, các cán bộ quản lí có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình. - Tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn về môi trƣờng cho các cán bộ quản lí môi trƣờng các cấp và cho cộng đồng. 3.2.1.4. Giải pháp về quản lí môi trƣờng - Tăng cƣờng quản lí môi trƣờng đốỉ với các cơ sở gốm sứ mở rộng sản xuất, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT và đầu tƣ theo hƣớng công nghệ thân thiện với môi trƣờng; - Tăng cƣờng áp dụng các công nghệ xử lí chất thải từ làng nghề gốm sứ:       + Công nghệ cần đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao.      + Vốn đầu tƣ, chi phí vận hành thấp, phù hợp điều kiện sản xuất của làng nghề.      + Ƣu tiên công nghệ có thể tận thu, tái sử dụng chất thải. 3.2.1.5. Một số giải pháp khuyến khích - Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, xử lí các chất thải làng nghề gốm sứ. - Huy động cộng đồng tham gia BVMT làng nghề gốm sứ dƣới nhiều hình thức. - Khuyến khích tăng cƣờng và đa dạng hóa đầu tƣ tài chính cho BVMT làng nghề gốm sứ. 3.2.2. Biện pháp kĩ thuật 3.2.2.1. Xử lí bụi từ lò gốm đốt củi Đặc điểm khói thải lò gốm đốt củi nhƣ sau:  + Dòng khí thải ra có nhiệt độ cao khoảng 120 ~ 150 0C, phụ thuộc vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải thay đổi tùy theo loại củi, bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, oxy dƣ và tro bụi bay theo dòng khí.      + Lƣợng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lƣợng không cháy hết và lƣợng tạp chất không cháy có trong củi, lƣợng tạp chất này thƣờng chiếm tỉ lệ 1 % trọng lƣợng củi khô. Bụi trong khói thải lò gốm đốt củi có kích thƣớc hạt từ 500 μm đến 0,1 μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3. Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm Ngoài các biện pháp công nghệ, các biện pháp quản lí cũng đem lại hiệu quả rất lớn trong việc ngăn ngừa ô nhiễm khi sử dụng lò gốm, bao gồm: + Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều ngƣời tập trung; mồi lò bằng những nhiên liệu sạch dễ cháy nhƣ dầu lửa, không dùng cao su, nhựa… + Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gƣơng phản chiếu để ngƣời vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói; + Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và khí thải nhƣ các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su,… 
Xử lí bụi trong khí thải Quy trình công nghệ xử lí khói thải lò nung gốm nhƣ sau: Khí thải sau khi đƣợc thu gom sẽ đƣợc loại bỏ sơ bộ những hạt bụi có δ > 5 μm bằng cyclone đơn. Hiệu suất của cyclone đối với những hạt bụi có d > 5 μm là 60-80 %. Khí sau khi qua cyclone sẽ đƣợc lọc tinh với thiết bị lọc bụi túi vải. Hiệu suất xử lí của túi vải cao đạt 99- 99,9 % đối với bụi có đƣờng kính d < 1 m. Sau khi qua hệ thống lọc bụi túi vải sẽ đƣợc quạt hút ra môi trƣờng bên ngoài theo đƣờng ống khói. Khí thải sau xử lí đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 19-2009/BTNMT. 3.2.2.2. Xử lí nƣớc thải Nguồn gốc nƣớc thải Nƣớc thải phát sinh từ các nguồn sau:  + Quá trình sản xuất: Thành phần nƣớc thải của các cơ sở gốm sứ bao gồm các tạp chất vô cơ (bột đá, bột vôi) không tan, cũng chứa một số chất hữu cơ (BOD, COD, SS) lơ lửng và hoà tan, một số vi trùng gây bệnh…  + Nƣớc thải sinh hoạt Quy trình công nghệ xử lí Các nguồn phát sinh nƣớc thải tại khu vực sản xuất đƣợc thu gom bằng hệ thống mƣơng thu nƣớc. Phía trƣớc bể gom đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thƣớc lớn trong nƣớc thải. Phía sau bể gom là lƣới rác tinh để lƣợc bỏ các tạp chất có kích thƣớc nhỏ. Nƣớc thải từ bể gom đƣợc bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thƣớc lớn (cát, đá vụn). Nƣớc thải tiếp tục đƣợc đƣa sang bể điều hòa nhằm ổn định lƣu lƣợng và nồng độ. Tại bể điều hòa, bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nƣớc thải, ngăn ngừa hiện tƣợng lắng cặn, sinh mùi ở bể. Bột đá có tính kiềm nên một phần sẽ tự trung hòa với nƣớc thải có tính axít, mặt khác nƣớc thải còn đƣợc tiếp tục trung hòa tại bể trung hòa rồi chảy xuống bể keo tụ kết hợp quá trình lắng. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nƣớc thải chảy qua bể khử trùng, để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong nƣớc thải. Sau đó, nƣớc thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lƣợng màu, mùi trong nƣớc thải.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét