Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở Bình Thuận

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở Bình Thuận chi phí rẻ - với 3000 khách hàng ở Bình Thuận - công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát hiểu được sự quan tâm của khách hàng với dịch vụ làm báo cáo giám sát 6 tháng một lần .Với kinh nghiệm 20 năm trong ngành môi trường chuyên làm thủ tục hồ sơ môi trường đạt hiệu quả cao và nhanh chóng. Hotline : 0917330133

  • Báo cáo giám sát môi trường ở Tiền Giang
  • Lập báo cáo giám sát môi trường

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
Tại sao bạn chọn chúng tôi

  • Chi phí dịch vụ môi trường luôn rẻ hơn các đơn vị khác
  • Chất lượng dịch vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp
  • Cung cấp xử lý khí thải
  • Vận hành bảo trì hệ thống xử lý khí thải
  • Cung cấp buôn bán hóa chất xử lý nước thải
  • Thiết kế xây dựng xử lý nước thải như sinh hoạt thủy sản bệnh viện chất lượng tốt
  • Năng lưc hồ sơ cao
Các bộ luật quy định việc lập báo cáo giám sát môi trường

Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Những đối tượng phải và thời gian lập báo cáo giám sát môi trường

Theo quy định của nhà nước tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị các trung tâm thương mại, nhà xưởng…đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
3 tháng/lần đối với các đối cơ sở phải thuộc danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác định là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục, 6 tháng một lần đối với các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên.
Riêng đối với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương và có 1 số khu vực nộp hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường qua mạng nên các bạn chú ý

Ngoài lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng một lần công ty môi trường Đoàn Gia Phát còn nhận đánh giá tác động môi trường đtm - đăng ký sổ chủ nguồn thải - đo đạc thí nghiệm nguồn nước bị ô nhiễm. Khảo sát công trình trước khi đi vào hoạt động.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Xử lý nước thải dệt nhuộm hoạt tính bằng kỹ thuật vi điện phân

Xử lý nước thải dệt nhuộm hoạt tính bằng kỹ thuật vi điện phân theo đề tài nguyên cứu của trung tâm và công nghệ môi trường Đoàn Gia Phát Hotline : 0917080011

  • thuận lợi và khó khăn ở đảo hòn tre
Nước thải dệt nhuộm là một trong những nguồn ô nhiễm lớn hiện nay bởi tính chất khó phân hủy của các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các loại thuốc nhuộm. Trong nghiên cứu này, kĩ thuật vi điện phân đã được khảo sát để xử lí thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm. Dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL, diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Kết quả cho thấy hiệu quả xử lí màu thay đổi đáng kể khi thay đổi thời gian lưu, tương ứng với tỉ lệ Fe/C biến đổi từ 1/1, 3/1 và 5/1 là 75,7; 83,9 và 71,6%. Khi áp dụng với đối tượng nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính của Công ty TNHH MTV Dệt May 7, độ màu cũng thay đổi rõ rệt tới 61 % ở tỉ lệ Fe/C là 1/1 và pH=6 tại đầu ra. Sau khi xử lí bằng vi điện phân, khả năng phân hủy sinh học (tỉ lệ BOD5/COD) tăng đến giá trị thuận lợi cho các Bướcxử lí tiếp theo bằng phương pháp sinh học.
Từ khóa: thuốc nhuộm, vi điện phân Fe/C, phân hủy màu, tỉ lệ BOD5/COD.
1. MỞ ĐẦU
Nước thải dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ khó phân hủy, các chất thải có độc tính cao luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt, cần xử lí trước khi thải ra môi trường. Trong quá trình dệt nhuộm, thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải mà còn lại một lượng dƣ đáng kể thải ra môi trường, chiếm đến 50 % tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu [1, 2], gây nên độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn trong nước thải dệt nhuộm. Có nhiều phương pháp xử lí nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như: phương pháp hóa lí (hấp phụ, keo tụ, lọc, trao đổi ion), phương pháp hóa học (oxy hóa bằng ozon, ClO-), xử lí bằng vi sinh (enzyme, vi khuẩn, phân hủy hiếu khí, kị khí) hay phương pháp điện hóa (keo tụ điện hóa, khử điện hóa, oxy hóa điện hóa, quang điện hóa, oxy hóa trực tiếp) [3]. Tuy nhiên, với các kĩ thuật nêu trên, vẫn còn một số chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm khó xử lí hoặc có thể xử lí được nhưng giá thành rất cao.
Vi điện phân sắt-cacbon (Fe/C microelectrolysis) dựa trên nguyên lí cặp vi pin Fe/C, là một trong những kĩ thuật xử lí nước thải mới, có thể chuyển hóa các chất hữu cơ, làm giảm độ màu
của nước thải và cải thiện hiệu quả xử lí nước thải khi kết hợp xử lí sinh học. Kĩ thuật vi điện phân đã được áp dụng xử lí các loại nước thải khác nhau và đạt kết quả rất khả quan. Chẳng hạn, với phương pháp này Jin Y. Z. đã tiến hành xử lí nước thải dƣợc phẩm, giảm được 90% màu và 50 % COD trong 30 phút [4]; kết hợp vi điện phân với quá trình xử lí sinh học hiếu khí, Li F. đã giảm đến 81,2÷96,6 % COD khi phân hủy axit bromoamin trong nước thải dệt nhuộm [5], Wang
Y. P. và các cộng sự [6] đã giảm được 48,9 92,6 % TOC của nước chứa naphthalen sau 120 phút xử lí. Nhóm Lai B. [7, 8] đã phân huỷ ABS (acrylonitryl-butadien-stiren) bằng vi điện phân cũng như oxy hoá với Fe0/GAC kết hợp ABFB (aerated biological fluidized bed). Kĩ thuật này còn được dùng để tẩy màu nước thải công nghiệp xelulozơ [9], loại màu và COD cho nước thải nhuộm [10], sản xuất chitin [11].
Trong nghiên cứu này, khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm hoạt tính gốc azo bằng vật liệu vi điện phân Fe/C Bướcđầu được chế tạo (theo mục 2.1), đã được khảo sát dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL (3-carbamoyl-4-methyl-6-hydroxy-N- ethyl pyridone). Diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
2.1. Nguyên vật liệu

Nước thải mô phỏng được tạo ra bằng cách hòa tan thuốc nhuộm hoạt tính Remazol Yellow 3GL trong nước cất với nồng độ 100 mg/l. Trong một số trường hợp cụ thể, nước thải dệt nhuộm chứa Remazol Yellow 3GL được lấy từ Công ty TNHH MTV Dệt May 7 (Quân khu 7, Bộ Quốc phòng).
Vật liệu vi điện phân sắt – cacbon sử dụng được chế tạo bằng cách pha trộn cơ học than hoạt tính (C) và bột sắt (Fe) với các tỉ lệ khác nhau. Than hoạt tính của Công ty CP Trà Bắc với kích thƣớc hạt từ 0,075 đến 4,75 mm và bột sắt với thành phần sắt lớn hơn 98 % của Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim đã được lựa chọn làm nguyên liệu.

2.2. Quy trình xử lí và phương pháp đánh giá hiệu quả

- Mô hình thí nghiệm:

Khả năng xử lí theo mẻ của vật liệu vi điện phân được khảo sát trên thiết bị hình 1 với dung tích bình phản ứng 3 lít, dung tích nước 2 lít, vật liệu 0,4 lít. Lưu lượng khí 5 ÷ 10 lít/phút. Thời gian phản ứng khảo sát từ 30 – 180 phút. Tùy vào giá trị pH ban đầu, trước khi xử lí cần điều chỉnh về mức 3,0 ÷ 4,0 bằng dung dịch axit sunfuric 98 % hoặc dung dịch natri hydroxit.
-   Phương pháp đánh giá:
Độ màu dung dịch được đo sau mỗi 30 phút bằng máy so màu quang phổ Hach DR/2010 (Hach, Mỹ), Bướcsóng 455 nm theo thang màu Pt-Co; pH được đo bằng thiết bị đo pH 3150 (Jenway, Anh); COD và BOD5 được xác định theo phương pháp SMEWW 5220C (2012) và SMEWW 52l0D (2012).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến xử lí màu của vật liệu vi điện phân với nước thải mô phỏng

Tỉ lệ Fe/C trong vật liệu vi điện phân ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm. Đồ thị hình 2 cho biết ảnh hưởng của tỉ lệ Fe/C trong hỗn hợp vật liệu dạng bột, trong khi hình 3 phản ánh rõ biến thiên theo thời gian lưu của hiệu suất khử màu ở những tỉ lệ Fe/C khác nhau. Bảng 1 tập hợp số liệu biến thiên pH dung dịch trong quá trình xử lí khi thay đổi tỉ lệ Fe/C.
Từ số liệu của hình 2 và bảng 1 có thể thấy rằng, hàm lượng sắt trong vật liệu có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm. Khi tỉ lệ Fe/C tăng từ 1/1 lên 5/1 hiệu quả khử màu tăng đến mức cao nhất tại tỉ lệ 1/1 đến 3/1 tùy theo thời gian lưu và sau đó lại giảm. Nói chung, khi thời gian lưu tăng, hiệu quả khử màu cũng tăng và mức độ tăng nhanh hơn xảy ra ở những tỉ lệ Fe/C lớn hơn.
Các diễn biến trên đồ thị hình 3 cho thấy với tỉ lệ Fe/C là 1/1 và 3/1 khi kéo dài thời gian lưu, hiệu quả khử màu cao hơn so với tỉ lệ Fe/C còn lại. Điều này có thể giải thích như sau: khi hàm lượng sắt ít, các nguyên tử sắt bị hấp phụ lên bề mặt cacbon ít, số lượng cặp vi pin để xảy ra phản ứng điện hóa không nhiều, một phần sắt tan ra trong dung dịch, hình thành Fe(OH)3 do pH tăng, màu của dung dịch giảm do hấp phụ của than, hấp phụ và keo tụ theo Fe(OH)3 và một phần do oxy hóa nhờ các gốc tự do hình thành thông qua phản ứng vi điện phân cũng như phân hủy điện hóa trực tiếp trên cặp vi pin Fe/C. Tuy nhiên, khi lượng sắt lớn (Fe/C=5/1) thì số cặp vi pin không tăng thêm, mặc dù lượng sắt tan ra trong dung dịch lớn hơn; nhiều khả năng lỗ xốp của than và các cặp vi pin bị che phủ bởi hợp chất sắt làm hiệu quả xử lí giảm. Với tỉ lệ Fe/C = 1/1 từ thời gian lưu 90 phút, hiệu quả khử màu tăng không đáng kể, vì vậy có thể chọn làm thành phần và thời điểm phù hợp đảm bảo khử màu tối ƣu. Do giá thành nguyên liệu bột sắt cao hơn than nhiều, nên tỉ lệ 1/1 đã được lựa chọn cho các khảo sát tiếp theo.
Khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm mô phỏng Remazol Yellow 3GL của vật liệu vi điện phân cũng được so sánh với hiệu quả hấp phụ bằng than hoạt tính. Kết quả nhận được khi vật liệu sắt – cacbon được sử dụng với tỉ lệ 1/1 và lượng than hoạt tính tương đương tại các mẻ xử lí ở những khoảng thời gian lưu khác nhau được thể hiện trên hình 4.
Biến thiên đồ thị trong hình 4 cho thấy, khi thay thế một lượng cacbon bằng sắt thì hiệu quả khử màu dung dịch thuốc nhuộm tăng đáng kể theo thời gian lưu. Trong khi hiệu suất khử màu thay đổi không đáng kể, dao động quanh mức 20 %, trong thời gian từ 30 ÷180 phút hấp phụ bằng than hoạt tính, thì giá trị này lại tăng từ 42,6% sau 30 phút đến 75,7 % sau 180 phút xử lí bằng vật liệu vi điện phân ở tỉ lệ Fe/C=1/1. Điều đó chứng tỏ khi có thêm sắt trong vật liệu, ngoài sự hấp phụ màu nhờ lỗ xốp của than hoạt tính còn có khả năng xảy ra các quá trình khác, chẳng hạn phản ứng điện hóa trên cặp vi pin sắt – cacbon hay hấp phụ và keo tụ của Fe(OH)3 làm giảm màu của dung dịch.
Liên hệ : công ty môi trường etc chuyên xử lý nước thải dệt nhuộm số 1 tại việt nam

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Thuận lợi và khó khăn của xã đảo Hòn Tre

Thuận lợi và khó khăn của xã đảo Hòn Tre đề tài nghiên cứu khoa học của công ty môi trường Đoàn Gia Phát Hotline : 0917330133
  • Mô hình sinh thái ở Kiên Giang
Thuận lợi :
- Nằm ở vị trí rất gần đất liền (30 km từ thành phố Rạch Giá) vừa là trung tâm hành chính huyện Kiên Hải, đồng thời nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối từ đất liền ra đảo Nam Du, Hòn Tre đóng vai trò như một trung tâm dịch vụ hậu cần về nghề cá, là nơi trú ngụ của tàu bè trong vùng đánh bắt ở biển Tây từ Cà Mau đến Kiên Hải. Ngoài ra, Hòn Tre còn được xem là đảo tiền tiêu ngoài khơi của tỉnh Kiên Giang.
- Là một đảo b iển, nông lâm ngƣ nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó, diện tích và chu vi tương đối nhỏ, Hòn Tre vẫn giữ được môi trường trong lành và nét hoang sơ của nó để phục vụ du lịch khám phá và nghỉ dƣỡng.
- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp khá lớn, đất trên đảo rất tốt thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây ăn trái như xoài, nhãn, mít, thanh long, hồ tiêu và các loại cây lấy gỗ phục vụ cho nhu cầu cƣ dân trên đảo, khách tham quan du lịch và một phần cung ứng cho đất liền.
- Ngƣ trường rộng lớn cùng với trữ lượng thủy hải sản khá lớn, Hòn Tre có nhiều thuận lợi trong việc phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bóp, tôm gậy, mực...
- Diện tích phủ xanh trên đảo chiếm 90 % cùng hệ sinh thái còn khá đa dạng với nhiều sinh vật có giá trị nhất là gỗ, phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hòn Tre trong phát triển kinh tế xanh, đảm bảo môi trường sinh thái trên đảo luôn trong lành, xanh, sạch, thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng và khám phá đảo.
- Gần các trung tâm phát triển như Rạch Giá, Phú Quốc, Cà Mau, Hòn Tre có nhiều thuận lợi trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống cảng biển phục vụ phát triển thƣơng mại, dịch vụ hàng hải nhất là dịch vụ hậu cần logistic. Ngoài ra, hành trình đi đến đảo có thể về trong ngày là một trong những điểm thu hút du khách từ Rạch Giá và khách thập phương đến với đảo Hòn Tre.
Khó khăn
- Do địa hình đá bị phong hóa và có nhiều khe nứt lớn nên nước tự nhiên không được lưu trữ nhiều. Tình trạng khan hiếm nước ngọt sinh hoạt và tƣới tiêu vào mùa khô luôn là mối lo ngại cho ngƣời dân trên xã đảo Hòn Tre, bởi mật độ dân số trên đảo khá cao (1.017 ngƣời/km2) nhu cầu nước phục vụ cho đời sống rất cấp thiết, nước là một tài nguyên quan trọng của xã đảo này.
- Mặc dù cơ cấu nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, nhưng cơ sở hạ tầng trên đảo còn hạn chế cộng thêm địa hình dốc, quanh co cùng với trình độ dân trí thấp, lao động được đào tạo chuyên môn ít nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Là một đảo biển với địa hình cách trở, cơ sở hạ tầng kém phát triển, phần lớn du khách còn e ngại mỗi khi chọn Hòn Tre là điểm đến tham quan nghỉ dƣỡng. Ngoài ra, phần lớn hàng hóa tiêu dùng trên đảo đều không tự sản xuất mà phải vận chuyển từ Rạch Giá nên chi phí và giá thành khá cao.
- Cơ sở hạ tầng, mạng lƣới y tế, giáo dục còn hạn chế là điều khó khăn cho xã đảo Hòn Tre trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao đến đây sinh sống và làm việc. Phần lớn con cái ngƣời dân nơi đây đều cho vào đất liền học và làm việc. Do vậy, nguồn nhân lực kế thừa, đội ngũ có trình độ chuyên môn trên xã đảo này ngày càng có xu Hướng sụt giảm.
- Đánh bắt ven bờ bị khai thác quá mức đang là vấn nạn làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật biển, phá vỡ đa dạng sinh học, hệ sinh thái, gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sinh kế ngƣời dân.
Qua khảo sát thực tế cho thấy loại hình sinh kế trên đảo khá đa dạng. Toàn xã có 5 mô hình nông lâm ngƣ kết hợp chính là Rẫy - Vƣờn - Chuồng - Rừng (RaVCR), Rẫy - Chuồng - Rừng (RaCR); Vƣờn - Bè cá - Rừng (VBRu), Vƣờn - Bè cá - Chuồng (VBC), Vƣờn - Bè cá - Kinh doanh (VBK). Trong đó, Rẫy chủ yếu là trồng tiêu; Vƣờn cây ăn trái bao gồm xoài, mít, thanh long, chuối, bơ; Chuồng trại chăn nuôi chủ yếu là gà và heo; Bè cá phần lớn là cá mú, cá bóp; Rừng ở đây đa phần là cây tạp trồng để lấy gỗ và giữ đất chống sạt lở; Kinh doanh chủ yếu là
mua bán nhỏ và các hoạt động dịch vụ hậu cần hàng hải. Do địa hình xã đảo là đồi núi, với độ dốc thấp dần ra biển và có nhiều khe suối nên đã tạo nên tính đa dạng trong mô hình sinh kế.
Mô hình RaVCR là sự kết hợp giữa rẫy tiêu ở triền đồi với cây ăn quả, rau màu, lƣơng thực thực phẩm, các loài cây gia vị...cùng nhà ở, chuồng trại và rừng cây tạp. Đây là mô hình cần có diện tích lớn và nằm ở địa hình tương đối cao. Kết quả khảo sát cho thấy, vùng đồi núi trên cùng là đất dành cho cây lâu năm, chủ yếu là tiêu. Dọc theo triền đồi là cây tạp lâm nghiệp có tác dụng giữ đất, che chắn gió bão, chống sạt lở. Kế đến là cây ăn quả kết hợp chăn nuôi nhỏ gia súc, gia cầm góp phần tăng nguồn thu nhập cho ngƣời dân. Trong 30 hộ khảo sát, có 08 hộ áp dụng mô hình này cho biết, đây là mô hình đòi hỏi diện tích và vốn lớn, lực lượng lao động nhiều.
Mô hình RaCR là sự kết hợp giữa cây nông nghiệp chủ yếu là tiêu với chăn nuôi gà heo và rừng cây tạp. Đây là mô hình dễ áp dụng tại khu vực có địa hình dốc. Trong bảy hộ áp dụng mô hình này cho rằng đây là mô hình được nhiều ngƣời dân quan tâm áp dụng. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn sâu chính quyền địa phương, số hộ tham gia mô hình này chƣa được nhiều do nhiều nguyên nhân như vốn, giống, công tác phòng bệnh, chữa bệnh, quan trọng hơn là nguồn cầu còn hạn chế, chủ yếu là dân địa phương và số lượng nhỏ khách du lịch đến đảo tham quan.
Mô hình VBR kết hợp giữa cây nông nghiệp với nuôi cá bè như cá bóp, cá mú và rừng cây tạp. Sáu hộ được phỏng vấn áp dụng mô hình này cho biết, mô hình VBR phụ thuộc nhiều vào thủy triều và con nước. Đây cũng là mô hình được nhiều hộ dân áp dụng bởi điều kiện tự nhiên, địa hình khá thuận lợi, nguồn vốn sản xuất tuy hơi cao nhưng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Mô hình VBC chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các mô hình canh tác nơi đây. Đây là mô hình áp dụng ở vùng ven biển, khá phổ biến trên địa bàn xã bởi đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi và hình thức canh tác khá phù hợp với kinh nghiệm và nguồn vốn vừa phải phù hợp với khả năng tài chính của ngƣời dân nơi đây.
Mô hình VCK thường được áp dụng cho các hộ có vốn đầu tƣ trung bình và ít. Cây ăn trái là loài cây dễ nhân giống và dễ trồng nên được nhiều nông hộ chọn sản xuất. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm xử lí sâu bệnh, có thể dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao.
Mô hình VBK có sự kết hợp giữa trồng trọt kết hợp nuôi trồng và kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ có vốn đầu tƣ trung bình và ít. Chủ yếu các hộ buôn bán nhỏ từ các nông phẩm sản xuất tại chợ, bến tàu và kinh doanh giải khát ăn uống trên đảo.
Nhìn chung, các mô hình kinh tế vừa nêu đều được nông dân ở đây đánh giá tương đối cao và áp dụng tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sản xuất của từng nông hộ. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế như xa đất liền, vận chuyển khó khăn, thuốc men khan hiếm, khó khăn về giống vật nuôi cây trồng…

3.3. Đánh giá các mô hình NLNKH tại địa bàn nghiên cứu

3.3.1. Tính ưu việt của các dạng mô hình NLNKH tại xã Hòn Tre

Trong 5 dạng mô hình NLNKH hiện hữu trên địa bàn xã đảo Hòn Tre, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến các chuyên gia (bao gồm các nông hộ canh tác lâu năm, cán bộ nông nghiệp địa phương và chuyên gia về các mô hình NLNKH) về tính ƣu việt của từng dạng mô hình dựa trên công thức (1). Sau đó sử dụng công thức (2) để tính tính ƣu việt của từng tiêu chí.
(1) 
trong đó:
Ckj: điểm “chuyên gia” thứ k đánh giá tiêu chí j Nj: số “số chuyên gia” cho điểm tiêu chí j
k=1,n (n: chuyên gia; n: từ 1 -> 40); j=1,m (m: tiêu chí; m: từ 1 ->10) 
trong đó:
Sj: tổng điểm đánh giá các tiêu chí j Cj: tổng số điểm từ tiêu chí i -> j
i=1,n (n: số điểm đánh giá; n: từ 0 -> 10); j=1,m (m: tiêu chí; m: từ 1 ->10)
(2)
Như vậy, thang điểm cho từng tiêu chí càng cao thì tiêu chí đó mang tính ƣu việt càng nhiều và ngược lại. Tương tự cho tổng điểm đánh giá 10 tiêu chí của từng dạng mô hình càng cao thì tính ƣu việt của mô hình đó càng lớn.
Bảng 1. Kết quả đánh giá các dạng mô hình NLNKH từ các nông hộ.

Dạng mô hình
Tiêu chí RaVCR RaCR VBR VBC VCK
1. Hiệu quả kinh tế cao 9 8 7 7 7
2. Dễ làm 8 7 6 4 7
3. Đầu tƣ thấp 7 6 5 5 6
4. Ít sâu bệnh hại 7 6 6 5 5
5. Sản phẩm đa dạng 7 8 8 7 7
6. Bảo vệ môi trường 7 6 7 5 6
7. Mức độ rủi ro ít 8 7 7 7 5
8. Dễ kiếm giống 7 7 6 7 7
9. Phù hợp địa phương 7 7 7 6 7
10. Tạo công ăn việc làm 7 8 8 8 7
Tổng điểm 74 70 67 61 64
Khảo sát, đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm ngư kết hợp tại xã đảo Hòn Tre, KG

(Nguồn: Kết quả từ 30 hộ dân, chính quyền địa phương và các chuyên gia tại xã đảo Hòn Tre)
Kết quả đánh giá tổng hợp từ Bảng 1 cho thấy, các hộ dân tại đây đánh giá rất cao hai dạng mô hình RaVCR (74/100 điểm), RaCR (70/100 điểm) bởi tính ƣu việt của nó so với ba mô hình còn lại. Tuy nhiên, con số trên cũng chỉ mang tính tương đối cần nghiên cứu, phân tích sâu hơn bởi mỗi dạng mô hình có tính ƣu việt nổi bật khác nhau tùy vào tiêu chí xem xét và khả năng về tài chính, chuyên môn, nguồn nhân lực của từng hộ gia đình. Nhìn chung bà con trong xã cũng rất hài lòng với những hình thức canh tác hiện có. Nhờ đó mà đời sống vật chất cũng như tinh thần của nông hộ ngày càng được tăng lên.

3.2.2. Đặc điểm của các dạng mô hình NLNKH tại Hòn Tre

- Xét về diện tích: mô hình RaVCR cần có diện tích tương đối lớn (>3 ha) thì mới có thể phát huy tính hiệu quả của mô hình. Trong khi bốn mô hình còn lại có thể áp dụng với quy mô đất đai vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát từ các nông hộ có diện tích vừa và nhỏ thì đa phần họ muốn mở rộng thêm diện tích để mô hình NLNKH mang lại hiệu quả cao hơn.
- Xét về vị trí phân bố: mô hình RaVCR, RaCR thường phân bố nơi có địa hình tương đối cao, dọc triền núi, nơi có độ dốc tương đối lớn, trong khi ba mô hình còn lại (VBR, VBC, VCK) thì phân bố chủ yếu tại các khu vực có địa hình thấp hơn và dọc theo biển.
- Xét về nguồn nhân lực: mô hình RaVCR đòi hỏi các hộ tham gia phải có kĩ thuật khá, số lượng lao động thường xuyên nhiều và thu hút số lượng nhân công lớn vào các mùa vụ. Trong khi bốn mô hình còn lại không đòi hỏi nhiều lao động thường xuyên, có thể thuê mƣớn theo mùa.
- Xét về nguồn vốn đầu tƣ: mô hình RaVCR cần nguồn vốn đầu tƣ tương đối lớn so với bốn mô hình còn lại (xem bảng 2). Ngoài ra, mô hình này còn đòi hỏi các hộ tham gia phải có kĩ thuật khá thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Xét về mức độ rủi ro: RaVCR là mô hình được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp nhất bởi do tính chủ động cao của nông hộ và phương thức canh tác liên hoàn, hỗ trợ cho nhau giữa rẫy, vƣờn, chuồng trại và rừng cây. Chăn nuôi cung cấp cho phân bón cho rừng, vƣờn và rẫy. Vƣờn cây ăn quả vừa cho sản phẩm thu lại lợi nhuận kinh tế cao vừa góp phần giữ đất, giữ nước cho mô hình. Rẫy và rừng không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn cung cấp lượng chất đốt cho gia đình và bảo vệ mô hình rất tốt thông qua việc cải tạo đất, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Kế đến là ba mô hình RaCR, VBR và VBC được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp ngang nhau, và mức độ rủi ro tương đối lớn là mô hình VCK, bởi kinh doanh buôn bán nhỏ rất phụ thuộc vào khách hàng, điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ.
Công ty môi trường chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Mô hình sinh thái ở Kiên Giang

Trong số các đảo, quần đảo trên vùng biển Kiên Giang, Hòn Tre có một vị thế khá đặc biệt, có thể phát triển mô hình kinh tế sinh thái bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho ngƣời dân vùng biển đảo Tây Nam Bộ nói chung và đảo Hòn Tre nói riêng.
  • Hệ thống xử lý nước thải
  • Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu phần 2
Bài viết này tập trung nghiên cứu và đánh giá những lợi thế và khó khăn của đặc điểm tự nhiên sinh thái của đảo biển Hòn Tre tới việc xây dựng các mô hình nông lâm ngƣ kết hợp (NLNKH), từ đó tìm hiểu, phân tích đặc điểm của các dạng mô hình NLNKH trên đảo. Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá tính hiệu quả của các mô hình NLNKH về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ khóa: NLNKH, mô hình kinh tế sinh thái, Hòn Tre, Kiên Giang.
1. MỞ ĐẦU
Vùng biển đảo Tây Nam Bộ có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á, với diện tích các đảo chiếm 40,3 % diện tích hệ thống các đảo, cụm đảo ven bờ của nước ta. Đây là vùng kinh tế sinh thái và nhân văn rộng lớn và khá đặc thù [1]. Để góp phần thực hiện thành công chiến lƣợc biển Việt Nam, nhằm đƣa nước ta thành một quốc gia mạnh về biển vào năm 2020, một trong những vấn đề cần quan tâm là từng Bướcxây dựng và phát triển các mô hình kinh tế sinh thái trên các vùng đảo biển nhằm giúp ngƣời dân an cƣ lạc nghiệp. Việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ngƣời dân đất đảo mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng [2, 3]. Do vậy, việc đánh giá đầy đủ các giá trị tiềm năng của vùng đảo biển là việc làm cần thiết và cấp bách để từ đó có thể đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp.
Với các kết quả nghiên cứu ban đầu tại xã đảo Hòn Tre, Kiên Giang, bài viết này tập trung phân tích và đánh giá những lợi thế và khó khăn của đặc điểm tự nhiên sinh thái của đảo biển Hòn Tre, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm ngƣ kết hợp hiện hữu trên vùng đảo biển này.
Hòn Tre là xã đảo lớn nhất trong bốn xã đảo, đồng thời là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, có tọa độ 104°25' - 104°40' kinh độ Đông và 9°37' - 9°58' vĩ độ Bắc. Đảo nằm chếch theo Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, cách thành phố Rạch Giá khoảng 30 km về phía Tây (Hình 1).
Hòn Tre có 2 ngọn núi, ngọn cao 395 m ở phía Nam và ngọn thấp nằm ở phía Bắc, phần còn lại có địa hình cao trung bình 100-200 m so với mặt nước biển. Bờ biển quanh đảo có hình dáng uốn lƣợn, cao thấp khá phức tạp (Hình 2). Một năm có 2 mùa rõ rệt, thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho nhiều loại vật nuôi và cây trồng cũng như các hoạt động dịch vụ du lịch diễn ra quanh năm.
Tổng diện tích tự nhiên của đảo Hòn Tre 428,59 ha, dân số 4.459 ngƣời (2012), đa phần là dân nhập cƣ từ đất liền ra đảo. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm 99,9 %, còn lại là ngƣời Khmer. So với các đảo khác trong huyện, Hòn Tre có mật độ dân cƣ khá cao (1.017 ngƣời/ km2), sống tập trung chủ yếu dọc theo bờ biển phía Đông Nam của đảo. [6], [7]
Làm vƣờn, đánh bắt, chế biến hải sản, buôn bán nhỏ được xem là sinh kế chủ lực của ngƣời dân trên đảo, trong đó, ngƣ nghiệp là thế mạnh của đảo nhưng do phương tiện đánh bắt công suất nhỏ nên sản lượng còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, vùng ven đảo còn phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Nguồn nước sinh hoạt và tƣới tiêu cho ngƣời dân trên đảo còn rất hạn chế và khan hiếm vào mùa khô. Hiện tại, nguồn nước ngọt cung cấp cho ngƣời dân trên xã đảo Hòn Tre phụ thuộc vào 1 trạm cấp nước có công suất 10.800 m3/năm, các dây nước từ các khe nứt trong các hang trên núi dẫn về và giếng đào tại chân núi hoặc các khe suối cạn.
Toàn xã có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 1 bệnh viện với 15 y, bác sĩ và 20 giƣờng bệnh. Trong thời gian gần đây, đường giao thông nông thôn quanh đảo với chiều dài 12 km và bến cập tàu đã hoàn thành giúp ngƣời dân đi lại thuận tiện hơn. [7]
Hòn Tre là hòn đảo nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ thuộc Vịnh Thái Lan, đóng vai trò như cửa ngõ, đảo tiền tiêu cho thành phố Rạch Giá trong phát triển kinh tế biển và dịch vụ hàng hải (logistic). Với vị thế và đặc điểm tự nhiên khá đặc thù cùng với tài nguyên thiên nhiên phong
phú, Hòn Tre có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Kiên Hải nói riêng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thành 02 đợt chính thức trên đảo
+ Đợt 01: ngày 23 đến 25 tháng 08 năm 2013
+ Đợt 02: ngày 08 đến 10 tháng 01 năm 2013
Phương pháp bảng hỏi được sử dụng để phỏng vấn 30/200 hộ dân (làm vƣờn, rẫy và nuôi thủy sản kết hợp) thuộc 3 ấp của xã đảo Hòn Tre. Sau đó, nhóm lựa chọn các hộ theo các tiêu chí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu, số mẫu khảo sát còn lại: 30/100 hộ gia đình. Nội dung bảng hỏi tập trung vào những kinh nghiệm, sáng kiến trong sinh kế của ngƣời dân trên đảo. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, thu nhập và kì vọng của ngƣời dân tương ứng với các loại hình sinh kế khác nhau trên đảo trong thời gian qua. Địa điểm khảo sát: trải dài trên 3 ấp cả xã đảo Hòn Tre, mỗi ấp chọn 10 hộ ngẫu nhiên theo danh sách. Tiêu chí chọn lựa các hộ tham gia phỏng vấn. Ngƣời được chọn tham gia phỏng vấn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Độ tuổi: từ 30 tuổi trở lên
- Quan hệ trong hộ gia đình: chủ hộ, ngƣời tạo thu nhập chính cho cả gia đình. Hơn 80 % số mẫu chủ hộ là nam. Thời gian định cƣ: ít nhất có 5 năm sinh sống tại xã đảo, địa bàn khảo sát.
Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và Trung tâm Khuyến nông ở Tỉnh. Đối tượng chọn phỏng vấn bao gồm: Trƣởng phòng Kinh tế huyện; Phó Chủ tịch xã; Bộ đội biên phòng, Chủ tịch Hội nông dân. Các thông tin thu thập đối với chính quyền địa phương sau khi xử lí, nếu thiếu thông tin sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại để bổ sung vào dữ liệu cũng như tiến trình phân tích của đề tài nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Sử dụng phương pháp hệ chuyên gia để trả lời các câu hỏi về mức độ hơn kém giữa các tiêu chí. Nhóm tác giả gửi phiếu điều tra cho 06 chuyên gia, xin ý kiến về các yếu tố và trọng số của các yếu tố. Nhóm tác giả nhận sự trao đổi của các chuyên gia, sau khi tổng hợp 03 lần trong năm 2013. Nhóm tác giả đã gửi lại các chuyên gia để xin ý kiến nhằm điều chỉnh về các yếu tố và trọng số.
Công ty môi trường chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu phần 2

Đề tài : xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu phần 2 đề tài do công ty môi trường etc làm chủ đấu tư nghiên cứu nguồn nước thải
- Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu phần 1
Tổng chất rắn lơ lửng: Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong nên hàng năm nhận được tải lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về, do đó hàm lượng TSS ghi nhận ở mức cao. Trong mùa lũ, hàm lượng TSS tăng cao trên 100 mg/l (đợt quan trắc tháng 7) thường gấp 5-10 lần so với mùa nước kiệt (đợt quan trắc tháng 3 và 5). Ghi nhận có hiện tượng bất thường về hàm lượng TSS tại điểm cách đầu nguồn 70 km của nhánh sông Hậu đợt quan trắc tháng 5 cao hơn so với trung bình cùng kì 5,4 lần. Điều này có liên quan đến hiện tượng vượt ngưỡng của chỉ tiêu amoni và phosphate chỉ ghi nhận được tại đây. Lượng chất thải rắn từ nội đồng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước sông Hậu đợt quan trắc tháng 5 tại điểm cách đầu nguồn 70 km.
Sắt tổng hòa tan: trong khoảng 0,06-0,23 mg/l, đều ở mức thấp so với quy định QCVN 08:2008 cột A2 (<1,0 mg/l). Vào mùa khô hàm lượng sắt tổng hòa tan ghi nhận được thấp hơn so với mùa mưa. Tuy nhiên ghi nhận hiện tượng ngược lại trong năm 2013, hàm lượng sắt tổng hòa tan mùa mưa (đợt tháng 7) giảm thấp rất nhiều so với trung bình cùng kì. Trong mùa khô biến động hàm lượng sắt tương đương trung bình cùng kì. Hàm lượng sắt giảm dần về phía hạ lưu, riêng đợt tháng 7 tại điểm cách đầu nguồn 70 km có hàm lượng sắt cao nhất tại cả 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu do ảnh hưởng rửa trôi của lượng phèn vùng nội đồng.
Silicate là một trong những yếu tố để phát triển tảo khuê tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi thủy sản. Hàm lượng silicate năm 2013 có sự biến động bất thường so với cùng kì nhiều năm, giảm rất thấp trong đợt tháng 3 nhưng tăng rất cao khi lưu lượng nước thượng nguồn bắt đầu tăng ở đợt tháng 5 và 7. Hàm lượng silicate năm 2013 thường tăng dần về hạ lưu.

3.1.1. Diễn biến các thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ

Oxy hòa tan (DO): Với đặc thù chế độ dòng chảy trên nhánh sông Tiền khá mạnh nên mức độ xáo trộn cũng như các quá trình trao đổi chất xảy ra trên nhánh sông này cao hơn so với nhánh sông Hậu. Hàm lượng oxy hòa tan thuộc nhánh sông Tiền ghi nhận được cao hơn so với sông Hậu trong tất cả các đợt khảo sát năm 2013. Vào tháng mùa khô (đợt tháng 3 và 5) hàm lượng DO đều thấp hơn so với trung bình cùng kì, nhánh sông Hậu có DO giảm thấp hơn hoặc vừa xấp xỉ GHCP 4 mg/l tương tự như năm 2012 cho thấy áp lực ô nhiễm ở nhánh sông Hậu trong mùa nước kiệt đang có chiều Hướng vượt ngưỡng sức tải môi trường. Đợt quan trắc tháng 7 có DO tăng cao hơn trung bình cùng kì đạt 5,8-7,5 mg/l do năm 2013 có lũ lớn.
Nhu cầu oxy hóa học (COD): dao động từ 1,6-6,7 mg/l đều chƣa vượt mức quy định theo QCVN 08:2008 cột A2 (15 mg/l). COD đợt tháng 3 xấp xỉ trung bình cùng kì, trong khi đợt tháng 5 và tháng 7 thường thấp hơn có ý nghĩa so với trung bình cùng kì do lưu lượng nước đổ tăng cao trong năm lũ lớn.

3.1.2. Diễn biến các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng

Amoni (NH4-N): giá trị hầu như thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 cột A2 (0,2 mg/l). Hàm lượng amoni cao tại nhánh sông Hậu trong đợt quan trắc tháng 3 và ghi nhận ô nhiễm hữu cơ tại điểm giữa nguồn (amoni 0,21 mg/l), tuy nhiên mức độ ô nhiễm giảm so với trung bình cùng kì ở 16/18 lƣợt quan trắc năm 2013.
Nitrite (NO2-N): hàm lượng nitrite vượt GHCP 0,2 mg/l với 3/6 lƣợt quan trắc tại nhánh sông Hậu trong 2 đợt tháng 3&5 mùa nước kiệt, tương đồng với diễn biến giảm của lượng oxy hòa tan cho thấy sự suy giảm sức tải môi trường. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra cục bộ, hàm lượng nitrite có xu Hướng giảm so với trung bình cùng kì chiếm 15/18 lƣợt quan trắc.
Hàm lượng nitrate ghi nhận được qua các đợt khảo sát năm 2013 từ 0,07-0,95 mg/l đều trong giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008 cột A2. Không ghi nhận được xu Hướng biến động theo không gian và thời gian so với trung bình cùng kì.
Nồng độ phosphate hầu hết thấp hơn GHCP theo QCVN 08: 2008 cột A2. Ghi nhận một trường hợp vượt GHCP tại điểm giữa nguồn sông Hậu đợt tháng 3 là 0,021 mg/l cùng với sự gia tăng bất thường hàm lượng TSS. 
Quan trắc và cảnh báo chất lượng nước các vùng dọc sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra
 3.1.3. Diễn biến các thông số vi sinh

Coliform vượt GHCP (<5.000 MPN/100ml) ở 15/18 (83 %) lƣợt quan trắc tại nguồn nước ngọt sông Tiền, Hậu trong năm 2013. Lượng coliform ở mức 46.000-90.000 MPN/100ml trong đợt quan trắc tháng 5 khi lưu lượng nước bắt đầu gia tăng. Lượng coliform biến động lớn giữa các điểm quan trắc từ 400-460.000 MPN/100ml trong đợt tháng 3 và tháng 7. Không ghi nhận sự tương quan giữa số lượng coliform và tổng vi khuẩn hiếu khí (TVKHK).
công ty môi trường etc chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải 

Xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu

Đề tài xử lý nước thải thủy sản ở Sông Hậu - Quan trắc và cảnh báo chất lượng nước các vùng dọc sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra

  • Qui trình xử lý nước thải thủy sản

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngọt sông Tiền, sông Hậu phục vụ nuôi cá tra thâm canh cho thấy có sự suy giảm chất lượng môi trường ở cả hai dòng sông này vào giai đoạn mùa khô nhưng vào mùa mưa thì chất lượng nước tốt hơn nhiều. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt được ghi nhận phổ biến vì hàm lượng coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần. So với trung bình cùng kì nhiều năm, hàm lượng amoni có xu Hướng giảm ở hầu hết các đợt quan trắc. Sự chênh lệch COD giữa thượng nguồn và hạ nguồn không cao trên cả hai nhánh sông cho thấy khả năng tự làm sạch của dòng sông còn khá tốt. Đánh giá chất lượng nguồn nước theo Chỉ số chất lượng nước thủy sản nước ngọt, hầu hết các điểm quan trắc chất lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu ở mức “Phù hợp” chiếm 39 % (7/18), mức “Tốt” chiếm 45 % (8/18).
Từ khoá: cá tra, chỉ số chất lượng nước thuỷ sản nước ngọt, ô nhiễm, sông Hậu, sông Tiền.
1. MỞ ĐẦU
Nghề nuôi cá tra hiện nay đã phát triển ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên sản lượng chính của nuôi cá tra tập trung ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Việc đầu tƣ nuôi cá tra vẫn chủ yếu ở dạng tƣ nhân, nuôi cá tra ở quy mô nhỏ vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, kích cỡ ao nuôi biến động lớn từ một ao (< 1,0 ha) đến nhiều ao (lên đến 150 ha). Thời gian qua việc phát triển nuôi cá tra khá nhanh và chƣa có quy hoạch phát triển lâu dài vì vậy cũng đã phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm như cách chăm sóc quản lí, chất lượng con giống, quy hoạch nuôi ở từng địa phương không phù hợp, chất lượng thức ăn, yêu cầu của thị trường và sự suy thoái môi trường [1]. Vì vậy, việc tính toán quy hoạch nghề nuôi cá tra cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp khác cần lưu ý đến những tác động xấu của nguồn thải của các ngành nghề đối với sông Tiền và sông Hậu [2]. Ô nhiễm hữu cơ có thể được xem như là một trong các nguyên nhân làm nghề nuôi thủy sản không bền vững. Chất lượng nước khảo sát từ năm 2005-2012 cho thấy các nguồn thải khác nhau đang gây ô nhiễm hữu cơ cục bộ các vùng dọc sông Tiền và sông Hậu mặc dù mức độ ô nhiễm chƣa đến mức báo động [3, 4]. Tuy nhiên, ngoài nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến cá tra, hệ thống sông Tiền, Hậu cũng đã và đang tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các hoạt động khác như sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.
Chương trình quan trắc môi trường nước ngọt của Bộ NNPTNT tiếp tục được thực hiện trong năm 2013 với mục tiêu thu thập dữ liệu môi trường nền, đánh giá tác động và sự biến động môi trường nước liên quan đến nghề nuôi cá tra giúp cho các cơ quan quản lí trong công tác quản lí và chỉ đạo. Kết quả nghiên cứu là nền tảng khoa học để đánh giá hiện trạng môi trường, dự đoán diễn biến trong tương lai và giúp cho các nhà quản lí tìm ra các giải pháp thích hợp cho việc quy hoạch nuôi cá tra bền vững đối với các tỉnh dọc theo sông Tiền, sông Hậu.


2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian, địa điểm thu mẫu và các thông số quan trắc

2.1.1. Thời gian khảo sát: thực hiện 3 đợt khảo sát vào tháng 3, tháng 5 và tháng 7.

2.1.2. Địa điểm thu mẫu: có 6 vị trí chia đều trên 3 mặt cắt là đầu nguồn, cách đầu nguồn khoảng 70 km và cách đầu nguồn khoảng 150 km.
2.1.3. Các thông số quan trắc

Bao gồm 16 chỉ tiêu: nhiệt độ, độ mặn, pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, NH4-N, NO2-N, NO3-N, PO4-P, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), silicat, COD, Fe tổng hòa tan, tổng vi khuẩn hiếu khí và coliform.
Thời điểm thu mẫu: Nhằm đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp cho khu vực nuôi cá tra thâm canh, mẫu được thu vào thời điểm nước lớn (2/3 nước lớn đến đỉnh triều) trong vòng 3 ngày quanh đỉnh triều cƣờng của đợt quan trắc.
Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu: Mẫu nước được thu bằng Bathometer ở giữa sông, cách mặt nước 1,0 m và tránh xa nơi nghi ngờ có sự ô nhiễm sinh hoạt và công-nông nghiệp bằng cách thu phía trên dòng chảy trước khi đến nguồn ô nhiễm. Cố định mẫu theo quy trình chuẩn và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích [5].
Phương pháp phân tích: pH, độ mặn, nhiệt độ, DO, độ kiềm được đo tại hiện trường. Các
chỉ tiêu còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm theo TCVN và tiêu chuẩn của Mỹ [6].

2.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường nước

2.2.1. Đánh giá hiện trạng, xu hướng theo QCVN

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường căn cứ vào các giá trị giới hạn cho phép (GHCP) theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) về chất lượng nước mặt [7].
Đánh giá xu Hướng biến động của từng thông số quan trắc dựa vào so sánh với trung bình cùng kì (giai đoạn từ năm 2005-2012) và trung bình theo mùa (mùa mưa hoặc mùa khô các đợt quan trắc định kì).

2.2.2. Sử dụng chỉ số chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản

Bên cạnh việc đánh giá chất lượng môi trường nguồn nước dựa vào từng thông số quan trắc, với mục tiêu đánh giá tổng thể chất lượng môi trường nước của tất cả các thông số quan trắc, chỉ số chất lượng nước thủy sản (CSCLNTS) được sử dụng nhằm đánh giá nhanh sự phù hợp của nguồn nước cấp cho nuôi trồng thủy sản. Báo cáo này áp dụng 9 thông số để tính CSCLNTS nguồn nước ngọt vùng nuôi cá tra bao gồm: PO4-P, DO, NH4-N, pH, độ kiềm, SiO3, NO3-N, COD, NO2-N [8].
Công ty môi trường etc chuyên xử lý nước thải số 1 tại việt nam

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở Tiền Giang

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở Tiền Giang cho các khách hàng với chương trình ưu đãi giảm 10% cho báo cáo đtm do công ty môi trường etc là đơn vị hàng đầu về báo cáo giám sát giá rẻ tại Tiền Giang . Với kinh nghiệm hoạt động gần 20 năm lĩnh vực môi trường - khách hàng hơn 3000 ở Tiền Giang ngày càng tin tưởng về dịch vụ của Đoàn Gia Phát Hotline : 0917330133

  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở Nha Trang
  • Lập báo cáo giám sát môi trường
  • Đánh giá tác động môi trường ở Bình Phước
Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có tiềm lực về du lịch cũng như dịch vụ làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng 1 lần , miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho trước đó. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm cả vùng Gò Công. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc
Tại sao bạn chọn chúng tôi
  • Chi phí dịch vụ môi trường luôn rẻ hơn các đơn vị khác
  • Chất lượng dịch vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp
  • Cung cấp xử lý khí thải
  • Vận hành bảo trì hệ thống xử lý khí thải
  • Cung cấp buôn bán hóa chất xử lý nước thải
  • Thiết kế xây dựng xử lý nước thải như sinh hoạt thủy sản bệnh viện chất lượng tốt
  • Năng lưc hồ sơ cao
Các bộ luật quy định việc lập báo cáo giám sát môi trường

Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Những đối tượng phải và thời gian lập báo cáo giám sát môi trường

Theo quy định của nhà nước tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị các trung tâm thương mại, nhà xưởng…đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
3 tháng/lần đối với các đối cơ sở phải thuộc danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác định là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục, 6 tháng một lần đối với các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên.
Riêng đối với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương và có 1 số khu vực nộp hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường qua mạng nên các bạn chú ý

Ngoài lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng một lần công ty môi trường đoàn gia phát còn nhận đánh giá tác động môi trường đtm - đăng ký sổ chủ nguồn thải - đo đạc thí nghiệm nguồn nước bị ô nhiễm. Khảo sát công trình trước khi đi vào hoạt động.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Lập đánh giá tác động môi trường ở Bình Phước

Lập đánh giá tác động môi trường ở Bình Phước định kỳ 6 tháng một lần - và chương trình khuyến mãi 10% cho khách hàng mới và cũ nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ công ty môi trường etc hơn 20 năm qua - mọi thắc mắc xin liên hệ : 0903.983.932

  • Đánh giá tác động môi trường ở Đồng Nai
  • Lập đánh giá tác động môi trường

Những năm trở lại đây Bình Phước đang dần trở thành vùng kinh tế trọng điểm với nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất và tư vấn dịch vụ làm đánh giá tác động môi trường. Với sự phát triển chóng mặt nhưng chúng ta cần ra sức bảo vệ môi trường sinh thái hài hòa với cảnh quan của tự nhiên
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie...
1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Việc đánh giá tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, xác định, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động môi trường tiềm tàng ( bao gồm các tác động địa – sinh – hóa, kinh tế – xã hội và văn hóa ) của các dự án, chính sách, chương trình và kế hoạch đến môi trường. Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu và truyền tải các thông tin này đến các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng dân cư trước khi ban hành quyết định về dự án, chính sách hoặc chương trình đó.

2. Nội dung báo cáo ĐTM tư vấn môi trường
Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế – xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
Các biện pháp cụ thể giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phi dự án.
Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
2. Đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Các chủ dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Dự án công trình quan trọng quốc gia.
Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử – văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
Dự án có ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ.
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề.
Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung.
Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
công ty tư vấn môi trường etc việt nam chuyên làm đánh giá tác động môi trường

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Bắt quả tang vụ đổ 50 tấn chất thải ra môi trường, nghi của Công ty Vedan

Theo thông tin mới cập nhật bắt quả tang vụ đổ 50 tấn chất thải ra môi trường, nghi của Công ty Vedan gây hậu quả nguyên trọng về môi trường.

  • Công ty xử lý nước thải tại bình phước

Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 9.4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang 2 xe tải ben mang biển số 60N-5679 và 60L-4079 do Nguyễn Hữu Chung (43 tuổi) và Nguyễn Minh Quang (51 tuổi, cùng ngụ huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) điều khiển đang đổ trộm chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.



Tại hiện trường có khoảng 50 tấn chất thải công nghiệp dạng bột bùn đen nhuyễn có mùi hôi khó chịu.'

Theo điều tra ban đầu, 2 tài xế này khai chở thuê cho một người từ Công ty TNHH Vedan ( huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đến phường Long Bình, TP.Biên Hòa để đổ.

Theo thỏa thuận, tài xế được trả với giá 1,3 triệu đồng/1 chuyến.

Ngày 9.4, khi Chung và Quang bốc số rác này tại Công ty bột ngọt Vedan, sau đó chở toàn bộ số chất thải này đến đổ tại bãi đất trống nói trên thì bị công an bắt quả tang.

Cơ quan chức năng nghi ngờ số chất thải trên từ các dây chuyền nhà máy bột ngọt của Công ty bột ngọt Vedan.

Hiện vụ việc đang được Công an Đồng Nai tiếp tục điều tra, xử lý.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Công ty chuyên xử lý nước thải tại Bình Phước

Công ty môi trường Đoàn Gia Phát là đơn vị chuyên xử lý nước thải tại Bình Phước với nhiều dự án lớn cho tỉnh Bình phước đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra loại A được khách hàng tín nhiệm đánh giá cao về năng lực hồ sơ của mình .Quý khách hàng có thể gọi qua số 0917080011 để được tư vấn miễn phí

  • Cung cấp hóa chất xử lý nước thải
Dịch vụ của công ty chuyên xử lý nước thải của chúng tôi nhận thiết kế và vận hành như
  • Xử lý nước thải xi mạ, cao su, dệt nhuộm, bệnh viện, thủy sản, khách sạn, nhà hàng, phòng khám đa khoa, sinh hoạt, y tế, giết mổ gia súc, chăn nuôi heo bò gà,....
  • Xử lý khí thải lò hơi, lò gạch, bụi gỗ, gạch men,....
  • Dịch vụ tư vấn môi trường như báo cáo giám sát môi trường, đánh giá tác động môi trường đtm, kế hoạch bảo vệ môi trường, đăng ký sổ chủ nguồn thải, giấy phép xả thải,....
  • Cung cấp hóa chất xử lý nước thải như NAOH, Polymer, .....
Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ công ty môi trường Đoàn Gia Phát Hotline : 0917080011


Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Cần ngăn chặn tình trạng khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm trái phép ở Đắk Lăk

Theo tin tức môi trường mới nhất nhận được tình trạng khai thác nước ngầm trái phép ở Đak Lak ngày càng suy giảm - cần phải kịp thời ngăn chặn - xử lý nước thải theo công nghệ nước sạch.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lăk, hiện trên địa bàn tỉnh có 204.000 ha cà phê, trong đó các công trình thủy lợi chỉ đảm bảo nguồn nước tưới cho 133.000 ha, diện tích cà phê còn lại trên 71.000 ha tưới bằng các giếng đào và trên 5.000 giếng khoan, các dòng suối tự nhiên. Trong vài năm trở lại đây, do biến đổi của khí hậu, mùa mưa ở Tây Nguyên đến muộn hơn, lượng mưa cũng ít hơn, trong khi đó, mùa khô đến sớm hơn, nắng nóng nhiều hơn làm cho nhiều công trình thủy lợi, giếng đào, sông suối cạn kiệt nước. Nghiêm trọng hơn, tài nguyên nước ngầm do nông dân khai thác quá mức nên ngày càng suy giảm.
Xem thêm : Quảng trị dầu vốn cục suốt mấy ngày liền

Ngay trong năm nay, mới đầu tháng 3 mà mực nước ngầm ở các địa phương như Cư M’gar, Krông Búk, Ea Kar và ven thành phố Buôn Ma Thuột đã bị tụt sâu xuống từ 6 - 10 mét. Cụ thể, nhiều hộ trồng cà phê ở các huyện Cư M’gar, Krông Búk… sau khi đào giếng có độ sâu từ 25 - 30 mét bơm tưới cà phê đã cạn kiệt lại tiếp tục thuê thợ khoan sâu xuống lòng đất hoặc khoan ngang dưới đáy giếng để tìm nguồn nước lấy nước cứu cho các vườn cà phê, nhưng không xin phép các đơn vị chức năng.

Gia đình ông Nguyễn Hồng Phúc ở xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar) có 1,5 ha cà phê kinh doanh, sau khi hai giếng đào (mỗi giếng có độ sâu 25 mét) cạn khô nước, ông thuê thợ tiếp tục khoan chung quanh đáy giếng sâu thêm 50 mét để tìm nguồn nước tưới cho cà phê. Ông Đồng Văn Đông ở thôn 16, xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) có 4 giàn khoan giếng, chuyên đi khoan giếng thuê cho biết, bình quân mỗi tháng, anh nhận khoan 4 giếng cho các hộ gia đình trên địa bàn các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar. Mỗi giếng khoan có độ sâu từ 40 - 50 mét mà có nước, anh sẽ được thanh toán 20 triệu đồng, còn đối với các giếng có độ sâu từ 60 - 70 mét, giá tiền từ 30 triệu đồng/giếng trở lên.

Trưởng phòng Tài nguyên nước - Khí tượng thủy văn (Sở Tài nguyên - Môi trường Đắk Lắk) Dương Đình Hoành cho hay, theo Luật Tài nguyên nước, người dân, tổ chức muốn khoan giếng nước ngầm lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Thế nhưng, việc khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm tại địa phương khó quản lý, khó kiểm soát, chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm còn hạn chế, các địa phương chưa quan tâm đến việc khai thác nguồn nước ngầm nên càng làm cho tài nguyên nước ngầm thêm suy giảm nghiêm trọng.

Thiết nghĩ, Đắk Lăk cần tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Tài nguyên nước sâu rộng đến đồng bào các dân tộc, các tổ chức để người dân có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, khai thác nguồn nước ngầm theo đúng pháp luật; đồng thời, xử lý nghiêm đối với những hộ gia đình, tổ chức cố tình vi phạm nhằm góp phần hạn chế tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn.

Quảng Trị: Dầu vón cục xuất hiện ở ngoài khơi

Theo ghi nhận của quần chúng thì 4 ngày qua xuất hiện những dầu vón cục - vì thế cần phải hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu tránh gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới hệ sinh thái.

  • Bình thuận nắng nóng kéo dài

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 4 km bờ biển ở xã Trung Giang xuất hiện dầu vón cục với đường kính từ 5-10 cm, ước khoảng 2 tấn. Theo ông Khoa, lượng dầu vón cục này trôi dạt từ ngoài khơi vào, xuất hiện tại bãi biển xã Trung Giang từ ngày 31-3 đến nay.


Hiện, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tiến hành thu gom nhằm tránh ô nhiễm. Bãi biển xã Trung Giang nằm sát với cửa Tùng, nơi mỗi ngày có rất nhiều tàu hàng ra vào. Theo ông Trần Xuân Tưởng, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, tại bãi biển này cách đây vài năm cũng có một lượng lớn dầu vón cục tràn vào gây ô nhiễm môi trường.

Bình Thuận nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới nguồn nước

Thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hướng tới đại hạn ở Bình Thuận hệ lụy là đời sống con người gặp nhiều khó khăn - quá trình xử lý nước thải cũng ảnh hướng tới chúng ta.

  • Tranh biếm họa không xả rác bừa bãi
Đồng ruộng khô cằn bỏ hoang vì thiếu nước, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Thuận thống kê hàng trăm hecta đất nông nghiệp đã bị cắt giảm không sản xuất vì hạn hán.

Giếng đào cạn, giếng bơm không có nước









Tại ba xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Thắng Hải của huyện Hàm Tân, tình trạng khô hạn đang diễn ra nghiêm trọng. Hệ thống nước máy đã ngừng cung cấp do nhà máy nước không có nguồn nước.

Người dân đang tìm nhiều cách tích trữ nước khi giếng đào đã cạn, giếng bơm thì bơm nước không lên.

Bà Lê Thị Kiển (65 tuổi, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng) cho hay gia đình bà và ba gia đình nữa dùng chung một giếng đào, nhưng nay giếng đã bắt đầu cạn.

Bà Kiển và nhiều người khác hằng ngày thay phiên nhau múc nước từ giếng lên đổ vào thùng, chờ đến khi cặn lắng lại rồi múc nước trong đổ vào bể đựng nước để dùng.

Chỉ vào bể nước dự trữ, bà Kiển nói: “Nước không sạch lắm nhưng để trong lại rồi dùng nấu ăn, giặt giũ. Chưa năm nào mà tôi thấy nắng hạn như năm nay”.

Ngày 6-4, ông Nguyễn Minh Hưng, cụm trưởng cụm cấp nước Thắng Mỹ (gồm ba xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Thắng Hải) thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN&PTNT), cho biết nguồn nước hiện nay đã cạn và không còn nước máy để cung cấp cho người dân. Riêng nguồn nước thủy lợi cung cấp cho nông dân sản xuất nông nghiệp đã cạn kiệt từ đầu năm 2015 đến nay.

Trên các cánh đồng của ba xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Thắng Hải, người dân thu hoạch xong vụ lúa đông xuân do không có nước nên đành để cánh đồng cháy nắng, đất đai nứt nẻ.

Ông Lương Thanh Phong (thôn Gò Găng, xã Tân Thắng) than thở: “Do thiếu nước nên nhiều người gặt lúa, bắp sớm, ai cũng thiệt hại. Gia đình tôi thiệt hại đến 70% khi thu hoạch. Trâu, bò, heo cũng thiếu nước nên chăn nuôi cũng khó. Nếu hạn kéo dài thì thiệt hại đủ đường”.

Ông Trần Văn Phi, phó chủ tịch UBND xã Tân Thắng, cho hay mùa mưa năm 2014 dứt sớm hơn các năm trước gần hai tháng nên đã gây ra khô hạn gay gắt. Nguồn nước của các con sông, mực nước ngầm trên địa bàn nhanh chóng cạn kiệt dẫn đến thiếu hụt nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.

Tại xã Tân Thắng, chính quyền địa phương thống kê sản xuất lúa vụ đông xuân thất thu 15ha do thiếu nước, diện tích 15ha khác bị giảm năng suất. Khoảng 500ha cây trồng khác bị ảnh hưởng giảm năng suất như khoai mì, bắp, đậu các loại, thanh long.

Xin nước về cứu hạn cho bà con

Theo Sở NN&PTNT Bình Thuận, huyện Tuy Phong phải cắt giảm trên 779ha diện tích cây lúa và cây màu trên địa bàn các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân và Hòa Minh thuộc khu tưới hồ Đá Bạc và các đập thời vụ. Nước sinh hoạt tại đây cũng đang thiếu trầm trọng.

Huyện Bắc Bình có 500ha cây lúa bị giảm năng suất do thiếu nước tưới trong thời kỳ cây trổ bông. Còn tại thị xã La Gi và huyện Hàm Tân cắt giảm không sản xuất 278ha diện tích sản xuất cây lúa và cây màu.

Ông Nguyễn Hữu Ba, chủ tịch UBND huyện Hàm Tân, đã gửi tờ trình đến UBND tỉnh Bình Thuận cho tiếp nước từ hồ Sông Dinh 3 về đập dâng Cô Kiều bằng việc xây dựng tuyến kênh 5.000m, giải quyết diện tích tưới cho đập Cô Kiều, Sông Tram từ 145ha lên 345ha, tăng diện tích tưới cho ba xã Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thắng Hải cũng như nhu cầu nước sinh hoạt.

Sở NN&PTNT Bình Thuận đã thống nhất phương án xin UBND tỉnh kinh phí chống hạn để tổ chức các xe cung cấp nước lưu động cho người dân dùng sinh hoạt.

Tính đến cuối tháng 3-2015, lượng nước hữu ích còn lại trong các hồ nước thủy lợi trên toàn tỉnh là 50,69 triệu m3/216,55 triệu m3, đạt 23%. Sở NN&PTNT Bình Thuận đã đề nghị các địa phương trên toàn tỉnh triển khai các biện pháp chống hạn, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thủy lợi.

Thị xã La Gi hết khát nhờ hồ Sông Dinh 3

Năm 2014, thị xã La Gi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khi bước vào mùa nắng nóng. Tuy nhiên đến mùa hạn năm nay, cơ quan chức năng đã đấu nối được hệ thống dẫn nước từ hồ Sông Dinh 3 về đập Đá Dựng (thị xã La Gi) để cung cấp nước cho Chi nhánh cấp nước La Gi (Công ty cổ phần cấp thoát nước Bình Thuận).

Ông Nguyễn Quốc Cường, phó giám đốc Chi nhánh cấp nước La Gi, cho biết nhà máy nước của chi nhánh này đang hoạt động với công suất 3.000-5.000m3/ngày đêm, đủ nước phục vụ cho 15.000 hộ khách hàng và thị xã La Gi sẽ không thiếu nước sinh hoạt trong mùa hạn nặng này.

Theo thiết kế, hồ sông Dinh 3 có dung tích chứa trên 58 triệu m3 nước, hằng năm tưới cho trên 2.200ha ruộng khô hạn khu vực Hàm Tân, La Gi. Công trình này và hệ thống dẫn nước liên quan đến nay vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện nên chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng hạn hán của huyện Hàm Tân.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Xử lý khí thải lò gạch

Xử lý khí thải lò gạch áp dụng công nghệ xử lý khí thải của công ty môi trường Đoàn Gia Phát với năng lực hồ sơ chuyên thiết kế xử lý khí thải lò hơi - bụi gỗ hơn 20 năm trong ngành Hotline : 0917080011. Quý khách sẽ được tư vấn tốt nhất về công nghệ xử lý khí thải lò gạch
  • Xử lý khí thải lò hơi
1. Giới thiệu về khí thải lò gạch
Ngành công nghiệp trong nước ngành càng phát triển và mở rộng với quy mô lớn hơn nhiều, vấn đề xây dựng về các công trình nhà ở của người dân hay các khu công nghiệp, công ty ngày một nhiều đòi hỏi lượng gạch sản xuất ra cũng tăng lên. Ngành công nghiệp sản xuất gạch ngày một phát triển bên cạnh sự phát triển đó thì vấn đề về ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp cũng đang là vấn đề được quan tâm. Khí thải mà công nghiệp sản xuất gạch thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con  người và là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Thiết kế một hệ thống xử lý khí thải lò gạch là một vấn đề mà ngành công nghiệp này phải quan tâm và thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí mà ngành này gây ra.
2. Nguồn gốc phát sinh khí thải lò gạch
Khí thải lò gạch phát sinh trong quá trình đốt lò, chuyển nguyên liệu đầu vào sấy, nghiền, tráng men,…
3. Thành phần và tính chất khí thải lò gạch
Thành phần khí thải lò gạch chủ yếu gồm các khí CO2, CO, SO2, NOx,…Ngoài ra còn chứa lượng bụi lớn với nhiều kích thước hạt khác nhau sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Bảng thành phần các chất khí ô nhiễm
Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị
Bụi mg/m3 204,43
SO2 mg/m3 54.9
NOx mg/m3 1097
CO mg/m3 1067

4. Công nghệ xử lý khí thải lò gạch
Dây chuyền công nghệ xử lý khí thải lò gạch
Nguồn thải ->  hệ thống thu gom khí -> thiết bị rửa khí venturi -> tháp hấp thụ khí -> nguồn tiếp nhận
Thuyết minh công nghệ xử lýkhí thải
Khí thải từ quá trình sẽ được thu gom qua hệ thống thu gom khí, sau đó được chuyển qua thiết bị rửa khí ventuari, tại đây có cấp các hóa chất, vận tốc khí trong thiết bị rửa khí lớn sẽ làm cho quá trình va đập giữa các hạt bụi trong dòng khí với các dung dịch hóa chất trong ống và sau đó thúc đây quá trình lắng của các hạt bụi. Dòng nước trong tháp sẽ giữ lại các hạt bụi có trong dòng khí ô nhiễm, khí ra khỏi tháp hấp thụ đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn TCVN 21:2009 BTNMT
công ty môi trường Đoàn Gia Phát là đơn vị số 1 về thiết kế xử lý khí thải lò gạch

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Tranh biếm họa với chủ đề “Không xả rác bừa bãi” của tác giả Nguyễn Ngọc Diệu

(công ty môi trường Đoàn Gia Phát) Tranh biếm họa với chủ đề “Không xả rác bừa bãi” của tác giả Nguyễn Ngọc Diệu - đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người cần bảo vệ môi trường sống của chúng ta

  • Sông Đồng Nai kêu cứu 


Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Sông Đồng Nai kêu cứu: “Hung thần” thủy điện

Hiện nay tình trang ảnh hướng tới môi trường đặc biệt là vấn đề thủy điện - bài viết chia sẻ về Sông Đồng Nai kêu cứu sẽ phản ánh rõ nét vấn đề này. Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên xử lý nước thải Hotline : 0917080011

  • Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường

Trên sông Đồng Nai có thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng do Công ty Thủy điện Đồng Nai (thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư. Việc xây dựng và đưa vào vận hành 2 thủy điện này đã gây nhiều hệ lụy đối với môi trường - xã hội, tác động xấu đến hệ thống lưu vực sông Đồng Nai.



Để xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4, chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có hơn 2.600 ha rừng ven sông Đồng Nai bị xóa sổ, tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên.

Theo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, khi xây dựng công trình, một số diện tích rừng bị chặt phá. Đặc biệt, việc lấy gỗ để làm lán trại, củi đốt, bãi để xe máy, vật tư thiết bị và chỗ ở cho hàng ngàn công nhân đã làm giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong khu vực và vùng phụ cận. Đối với vùng lòng hồ, khi diện tích nước ở cao trình 476 m, 322 ha đất rừng sẽ bị chìm ngập dưới lòng hồ thuộc các huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), Đắk G’long (Đắk Nông). Ở khu vực hạ du của công trình, do nước sông từ hồ chứa sẽ được chuyển bằng đường hầm dẫn tới nhà máy, tạo nên một đoạn sông khô cạn, đây là sông chạy qua khu vực có hơn 7.000 ha rừng giàu và trung bình cùng hàng chục ngàn hecta rừng các loại.

Để bù đắp diện tích rừng bị thiệt hại, đầu năm 2014, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao Công ty Thủy điện Đồng Nai trồng hơn 1.300 ha rừng, số còn lại trồng hết trong năm 2015. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, đến cuối tháng 3-2015, công ty chỉ mới trồng được 34 ha vì vướng một số vấn đề. Thực ra, số diện tích 34 ha là do Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng trồng từ vốn dịch vụ môi trường rừng nhưng tỉnh đã đồng ý đưa vào chỉ tiêu của Công ty Thủy điện Đồng Nai và doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lại số tiền này.

Nói về những tác động của việc mất rừng, PGS-TS Bảo Huy (Trường ĐH Tây Nguyên) phân tích: Việc mất một diện tích rừng lớn ở lưu vực sông Đồng Nai có tác động rất lớn đến môi trường - xã hội như: giảm độ che phủ rừng, giá trị về gỗ, điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học, sinh kế của người dân... “Đặc biệt, việc mất rừng ở lưu vực sông sẽ làm giảm chức năng điều hòa nguồn nước, giảm khả năng giữ nước vào mùa mưa dẫn đến nguy cơ lũ quét...” - ông Huy nói.

Sông “khát” nước

Ngày 28-3, phóng viên đã có cuộc khảo sát phía sau đập chính của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, cắt ngang sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa 2 xã Quảng Khê (huyện Đắk G’long) và xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm). Đập chính của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 chắn ngang sông Đồng Nai, nước từ dòng sông này được dẫn bằng đường hầm về nhà máy nằm ở xã Lộc Bảo phát điện rồi mới được trả lại dòng sông cách vị trí ban đầu khoảng 14 km. Theo quan sát của chúng tôi, đoạn sông phía sau thân đập chỉ có dòng chảy rất nhỏ do nước rò rỉ từ thân đập và khu rừng xung quanh; lòng sông trơ đá, cát, cỏ cây mọc um tùm.

Bà Trần Thị Dung, một người dân địa phương, cho biết mùa mưa, có thời điểm cả 5 cống xả được nâng lên hết cỡ, nước chảy xuống đoạn sông này ầm ầm như thác đổ. Còn mùa khô, sông cạn nước, cỏ mọc nhiều nên người dân thường đưa trâu bò xuống sông chăn thả. Trước đây, đoạn sông phía dưới thân đập có rất nhiều loài cá nhưng giờ thì chỉ trơ đá và cây.

Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao phía sau Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 khô cạn, một lãnh đạo Phòng Kỹ thuật Công ty Thủy điện Đồng Nai nói: “Anh thấy môi trường chỗ đó thì đổ nước duy trì cái gì?”. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi “như vậy, theo ông thì không cần xả nước để duy trì dòng chảy?”, vị này khẳng định: “Chúng tôi vẫn thực hiện đúng như ĐTM là xả từ 0,6 m3/giây đến 1,4 m3/giây. Hiện nay, vẫn đang duy trì 0,6 m3/giây nhưng do lòng sông rộng nên chỉ chảy thành dòng nhỏ”. Cũng theo vị này, trước khi xây dựng nhà máy, về mùa khô, đoạn sông có lưu lượng hơn 100 m3/giây, tính toán ban đầu sẽ có 14 km sông khô cạn. Tuy nhiên, sau đó, Nhà máy Thủy điện Đắk R’tíh xây dựng và xả nước với lưu lượng 68 m3/giây, cách thân đập khoảng 7 km nên thực tế chỉ còn 7 km khô cạn.

Tương tự, theo thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đồng Nai 3, nước sông Đồng Nai được dẫn từ đập dâng tới nhà máy thủy điện nên đoạn sông sau đập có chiều dài 842 m, lưu lượng nước hầu như bằng 0 trong các tháng mùa khô. Tuy nhiên, theo ĐTM, do đoạn sông có độ ẩm phong phú, hẹp lòng, đáy bao gồm các loại trầm tích cát kết, bột kết biến chất che phủ lên đá bazan, các loại thủy sinh kém phát triển và khu vực này cũng không có công trình lấy nước dân sinh nên không cần phải xả nước khống để duy trì sinh thái lòng sông.